Đăng nhập | Đăng ký

Tiết kiệm công tìm nghìn nghìn đầu sách
Tìm kiếm bạn sẽ có kết quả nhanh nhất và tối ưu nhất (Hỗ trợ gõ tiếng việt tự động)
   

Tiêu đề Tác giả Nội dung NXB Loại Tất cả
  
Hỗ trợ khách hàng

Hotline:0904 845 066
(7h-22h, cả T7, CN)
info@xbook.com.vn
  
Support Online
Liên hệ hợp tác
Liên hệ hợp tác:
  Đặt hàng theo yêu cầu
- Tại chức năng này, quý khách có thể gửi thông tin đặt những cuốn sách hay sản phẩm thuộc lĩnh vực kinh doanh của xbook, nhưng do chưa cập nhật lên hệ thống. Hoặc do quý khách chưa tìm được sản phẩm ưng ý, nhưng biết trên thị trường có sách hoặc sản phầm đó.
- XBOOK sẽ tiến hành kiểm tra thông tin yêu cầu của quý khách để đáp ứng nhanh nhất.

    Thư giãn -> Những điều kỳ diệu
Ánh mắt
Cập nhật: 9h - 26/3/2012

Ông Nhâm bước chầm chậm theo con đường tráng xi măng ngoằn ngoèo trong con hẻm nhỏ. Căn nhà ông ở cuối xóm, một trệt, một lầu... mới tinh. Cánh cửa sắt đóng im ỉm. Ông ngồi bệt xuống nền xi măng vì chân ông đã mỏi. Lẽ ra, khi mấy đứa con ông chưa bàn nhau cất lại căn nhà, ông đã có thể đẩy cánh cửa rào bằng tre và đàng hoàng bước vào nhà mình. Bây giờ thì khác rồi.

Theo quy định chung thì mỗi khi ra vô, cánh cửa rào bằng sắt dày năm ly kia phải được đóng lại và ổ khóa tự động sẽ thay thế con người, chốt chặt. Muốn mở cửa phải bấm chuông, mà cái chuông thì được đặt ở vị trí cao hơn tầm tay mấy đứa con nít hay nghịch phá trong xóm. Khi nghe tiếng chuông, người trong nhà sẽ mở cửa. Đó là cái mới nhất trong số những cái mới mà đám con ông tạo ra để chứng tỏ cho mọi người biết căn nhà của tụi nó là căn nhà hiện đại nhất xóm.

Ngày xưa, lúc chân ướt chân ráo lên thành, ông cùng người vợ hiền tấm mẳn và đứa con gái lên năm phải ở đậu trong chùa. Tay trắng, ông bắt đầu bằng chiếc xe lôi đạp. Bà Nhâm vợ ông lại là người phụ nữ quá thật thà chất phác. Không bươn chải giúp chồng bằng việc bán buôn, bà phải đi giúp việc cho những nhà khá giả. Chỉ mấy tháng sau, ông bà mướn được một chỗ ở. Căn nhà của một cặp vợ chồng không con. Họ cho ông bà mướn để có thêm tiền cá mắm.

Tuy là nhà mướn, có trả tiền đàng hoàng mỗi tháng nhưng vợ chồng người chủ nhà cũng lên mặt ta đây, ức hiếp đủ điều. Vợ chồng ông cố mà nhịn. Nhịn để được yên thân mà sống. Một bữa, ông Nhâm vừa kéo xe vô nhà (cái xe lôi đạp cũng mướn luôn, chớ ông chưa có tiền mua lại) đã thấy con Lục Bình ngồi khóc tức tưởi. Ông tra hỏi, nó vừa mếu máo vừa nói : “Bác Tư (chủ nhà) nói con lấy tiền của bác, con hổng có lấy...” Ông Nhâm nhìn mặt con, thấy có mấy vệt bầm, ông hỏi : “Sao mặt con lại như vầy?” Con bé vừa khóc, vừa đáp: “Bác Tư véo con, con hổng có lấy!” Ông Nhâm đau đớn nhìn con. Vừa lúc đó, người chủ nhà bước vô. Mặt y hơi tái lại khi thấy thái độ ông Nhâm. Ông gằn từng tiếng:

- Anh có thấy con nhỏ lấy tiền không? Ai véo mặt con tôi tới như vầy?

Tay chủ nhà còn ậm ờ chưa trả lời đã nhận một quả đấm như trời giáng vào giữa mặt. Máu từ mũi y chảy ra, y lảo đảo ngã ngửa vô vách nhà. Ông Nhâm vẫn gằn từng tiếng một:

- Vợ chồng tôi phải nhịn anh để sống tạm sống nhờ nuôi con. Anh đối xử với tụi tôi sao tôi cũng nhịn. Nhưng nếu anh còn đụng đến con tôi, anh liệu hồn.

Tay chủ nhà lần đầu thấy ông Nhâm nổi giận, y biết đã gặp tay chẳng vừa, chẳng thể ăn hiếp được. Từ đó về sau, gia đình ông Nhâm được sống yên lành. Hai năm sau, y kêu ông bán lại căn nhà rồi dắt vợ về Sài Gòn sinh sống. Bà Nhâm sanh thêm thằng Vạn Thọ và thằng Hồng Điệp lúc ông Nhâm đã mua được chiếc xe lôi gắn máy thay cho chiếc xe lôi đạp cũ kỹ ngày nào. Con Lục Bình được đi học và học rất giỏi. Nhưng khi bị mấy đứa bạn trong lớp chế nhạo cái tên quê mùa, nó lại giận hờn:

- Sao ba má đặt tên con kỳ vậy? Ở trong lớp, mấy đứa bạn con tên rất đẹp nào là Nguyệt, là Thu, Ngọc Lan, Hoàng Cúc... chớ ai đâu lại tên Lục Bình.

Ông Nhâm cười huề với con rồi giải thích:

- Tại con lớn lên ở thành nên không biết bông lục bình nó đẹp tới chừng nào. Mấy thứ Cúc, Huệ, Hồng gì đó, làm sao đẹp bằng nó.

- Thiệt hả ba? Chừng nào về quê, ba chỉ bông lục bình cho con coi nó đẹp tới đâu, nghe ba?

Vậy là Tết năm đó, ông Nhâm về lại quê hương sau gần sáu năm xa cách. Con Lục Bình cứ ngẩn người ra trước màu tím phơn phớt và vẻ đẹp mộc mạc mà vẫn không kém phần quyến rũ của loài hoa đồng nội này:

- Ba ơi! Bẻ bông đi ba, để con đem về cho cô cắm trên bàn giáo viên.

- Nó lên khỏi nước chút xíu là héo liền. Có đâu mà đem về tới thành phố.

Con Lục Bình tiu nghỉu. Từ đó, nó không còn thắc mắc về cái tên Lục Bình quê mùa kia, mà nó còn lên giọng nữa là:

- Tụi mày mà thấy bông lục bình tao dám chắc tụi mày cũng mê luôn.

Năm đó, con Lục Bình đang học lớp năm. Nó đã sớm chứng tỏ mình là đứa con gái bản lĩnh.

Nhờ chiếc xe lôi gắn máy, nhờ tánh siêng năng cần mẫn của vợ chồng ông Nhâm nên ba đứa con cũng được ăn no mặc ấm và được đi học đàng hoàng.

*

Bà Nhâm qua đời lúc con Lục Bình vừa lên lớp mười hai. Bà bị ung thư ruột nhưng vì quen chịu đựng, chuyện gì cũng cố chịu một mình nên khi phát hiện, bà chỉ còn sống được bốn tháng. Không còn mẹ, Lục Bình lại là người quán xuyến gia đình. Càng lớn, nó càng lộ rõ bản tính cứng cỏi và quyết đoán của mình. Nó mà muốn làm gì có trời mới cản được. Nó thương ông Nhâm chớ chẳng không, nhưng lại thích làm theo ý nó. Nó càng lớn, càng học cao, ông Nhâm càng nhượng bộ. Ông muốn nó làm cô giáo, nó lại học kinh tế. Ra trường với thứ hạng cao, nó vào làm việc cho một công ty lớn. Việc đầu tiên, nó bắt ông thôi chạy xe.

- Ba nghỉ chạy đi, con nuôi ba được mà!

Ông Nhâm thấy mình vẫn còn lao động được nên không muốn ở nhà. Tưởng con thương mình, sợ cực khổ, ông giải thích:

- Ba mới năm mấy tuổi, già cả gì đâu ! Để ba chạy thêm vài năm nữa cũng được mà!

Không dè, con Lục Bình đã thẳng thừng:

- Con đi làm cũng có mặt mũi trong xã hội. Ba chạy xe lôi, rồi người ta coi con ra gì nữa!

Ông Nhâm như từ trời cao rơi xuống. Ông không dè đứa con ông đã nuôi bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt từ chiếc xe lôi cà khổ kia để nó được vào đại học, được bằng này bằng nọ với người ta, bây giờ chính nó lại rẻ rúng khinh khi cái nghề của ông. Rồi ông nhớ lại hồi còn ở quê, có ông người Hoa giàu nhất xã. Ông có mấy nhà máy xay lúa, ruộng đất hàng trăm công, nhà cao cửa rộng vậy mà khi bước vào nhà, người ta thấy trên bàn thờ ba ông có treo cây đòn gánh. Ông thường giải thích: “Ba ngộ lúc ở bên Tàu qua cũng nhờ cây đòn gánh này đi mua đầu chợ bán cuối chợ nuôi con. Sau này giàu có rồi, ông vẫn nhớ ơn cây đòn gánh đã một thời cực khổ với ông. Ngày sắp chết, ông trối lại phải thờ cây đòn gánh với ông, như hai người bạn”. Người ta thì như vậy đó, có nghĩa, có tình... đâu như con ông: đặng cá quên nôm, đặng chim quên ná.

Cuối cùng, không vượt qua được “quyền lực” của đứa con gái bản lĩnh, ông Nhâm kêu người bán chiếc xe lôi. Lục Bình nuôi ba chu đáo lắm: từ cái ăn, cái mặc ông không thiếu gì hết mà dường như chỉ thiếu... chút tình. Căn nhà lúc nào cũng sạch sẽ, ngăn nắp. Nhưng ông Nhâm thì như ở tù. Suốt ngày, ông không mấy khi được ra khỏi nhà. Sáng ăn uống rồi mở tivi, canh điện thoại cho nó. Ai gọi, ghi tên hoặc lời nhắn. Chờ mở cửa cho tụi nó vô nhà. Có lần, ông khóa ngoài cửa và lang thang ra quán cà phê đầu hẻm nói chuyện cùng ông bạn già ngày xưa cũng chạy xe lôi. Con Lục Bình về ngang có vẻ không bằng lòng. Ông vào nhà, nó nói một hơi:

- Bây giờ, ba khác xưa rồi. Lang thang ra cái chỗ bát nháo đó làm gì! Nhà mình, mình ở. Ba cứ tiếp xúc với mấy người đó chỉ thêm phiền phức. Mà ba tuyệt đối không mời mấy người đó vô nhà mình nghe! Lỡ xảy ra mất mát, ba không gánh nổi đâu.

Vậy là từ bữa đó, ông Nhâm cũng không còn chỗ để xả hơi. Lục Bình mua cho ông mấy băng dĩa cải lương để ông coi đỡ buồn. Thỉnh thoảng, nó đưa ông đi ăn ở những nhà hàng sang trọng. Hai thằng con trai, đứa năm đầu, đứa năm cuối đại học. Tụi nó vẫn là những đứa con xứng đáng và ông vẫn là một “con chim già” được nuôi kỹ càng trong cái lồng son. Chỉ riêng bữa nay ông được đi đám giỗ nhà ông trưởng khu phố. Lục Bình đưa ông tận nơi và dặn ông chờ nó đón về. Ông ngồi hoài thấy ngại nên thả bộ chầm chậm về nhà. Giờ này chắc nó đang nghỉ trưa. Ông với tay bấm chuông. Thằng Vạn Thọ ra mở cửa. Nó thấy mặt ông Nhâm có vẻ nhợt nhạt. Ông chầm chậm ngồi xuống băng đá đặt ngoài hàng ba. Thằng Vạn Thọ rót cho ông ly nước:

- Sao ba không chờ chị đi rước?

- Ba ngồi lâu quá thấy kỳ nên đi bộ. Bây giờ hơi mệt.

Lục Bình từ trong bước ra. Nhìn thấy ông Nhâm, nó có vẻ không bằng lòng.

- Đã nói cứ ở đó, con đi rước. Đi như vậy hàng xóm người ta quở trách tụi con. Nhà mình đâu phải không có xe.

Ông Nhâm nghe đau nhói trong lòng. Thì ra, nó chỉ sợ người ta cười, sợ người ta tưởng nhà không có xe chớ nó đâu nhìn thấy ba nó mệt muốn đứt hơi. Lục Bình thay đồ đi làm. Nó cũng hoài nghi về sức khỏe ông Nhâm. Vừa dắt xe ra đến cổng, nó quay lại:

- Chiều nay con đưa ba đi bác sĩ, ba lên lầu nghỉ đi!

*

Sự thật thì ông Nhâm không có bệnh, chỉ vì thiếu vận động nên ông không thích nghi được môi trường bên ngoài. Bác sĩ khám và hỏi qua về hoàn cảnh sống của ông rồi kết luận:

- Cô phải để bác có thì giờ vận động cơ thể, ở hoài trong nhà không tốt đâu. Tốt nhất là ông phải sinh hoạt trong một câu lạc bộ dưỡng sinh. Người già mà sống cô đơn dễ sinh bệnh lắm.

Lục Bình đưa ông Nhâm về và vẫn không đồng quan điểm với bác sĩ. Nó cho là ba nó không cô đơn. Nó vẫn lo ăn lo mặc và quan tâm tới ông mà. Tuy vậy, nó cũng đề nghị:

- Hay là mỗi sáng ba đi tập thể dục cho cơ thể có vận động. Nhưng đừng ra đường vào buổi trưa, cũng đừng la cà ngoài xóm, không tốt đâu.

Vậy là ông Nhâm được thư thả mỗi sáng. Ông dậy lúc năm giờ, nấu nước châm trà, uống vài ly rồi ông mở cửa ra đi lúc cả nhà còn ngủ. Ông thấy vui.

Buổi sáng mờ sương làm ông nhớ lại cái thuở còn chạy xe lôi. Ông được hít thở không khí trong lành, được chuyện trò với ông bạn già ngày nào. Đi tập được gần một tháng, ông Nhâm có thêm một người bạn đó là bà Năm bán xôi nhà trong hẻm đối diện. Bà Năm đã ngoài sáu mươi và vừa qua một cơn tai biến mạch máu não. Bà đi đứng vẫn còn khó khăn và mỗi ngày, đứa con trai út vẫn cùng đi tập với bà. Nhìn cảnh hai mẹ con đi lại nói cười, ông Nhâm cũng vui lây. Qua người bạn, ông biết bà Năm nghèo lắm. Mấy đứa con lớn có gia đình đã ở riêng. Chỉ còn bà với thằng Út, nó đang học nghề điện ở một trung tâm. Buổi tối còn tranh thủ đi bán hàng ở một siêu thị mãi đến khuya mới về. Sáng nào nó cũng dậy sớm đưa mẹ đi tập thể dục. Ông Nhâm nghe thèm hạnh phúc của bà Năm. Mấy đứa con ông giờ này chắc còn ngủ. Tụi nó có những việc chỉ tụi nó mới biết. Ông nhớ lại lúc nhà vừa cất xong. Ông đề nghị đặt bàn thờ ở nhà dưới đúng như xưa giờ vẫn vậy. Bước vào nhà, phải nhìn thấy cái bàn thờ ông bà, căn nhà mới ấm cúng. Lục Bình phản ứng như ông vừa chạm phải điều nó kiêng kỵ nhất:

- Bàn thờ đặt trên lầu. Phòng này là phòng khách, ai lại bày chương ướng cái bàn thờ như ở quê, coi sao được?


Ông Nhâm đành phải nghe theo nó, mấy tấm ảnh thờ cũ đã vàng ố, nhưng đó là cái gì còn sót lại của quá khứ nghèo nàn của ông. Mấy ngày sau, con Lục Bình đem từ đâu về ba tấm ảnh mới tinh. Ông bà nội nó với những bộ đồ Tây, áo dài thêu nhìn lạ hoắc. Còn bà Nhâm, ngồi chễm chệ trong salon, cổ và tay đầy những vòng vàng. Ông Nhâm chưa mở miệng, Lục Bình đã “ra lệnh”:

- Ba đem mấy cái hình cũ xuống đi! Con đã đặt người ta làm “vi tính” mấy tấm hình này. Cái nhà đẹp, bàn thờ đẹp mà để mấy cái hình xấu hoắc đó, coi làm sao được. Mà ba cũng không được đốt nhang, khói bay đen trần nhà hết. Con mua ba cây nhang điện cắm vào thì tiện lợi hết chỗ nói.

Cái bàn thờ với những tấm hình xa lạ như chẳng phải người thân của mình làm ông Nhâm buồn rầu mấy bữa nhưng rồi phải ráng làm quen, ông gói ba tấm hình cũ lại. Những lúc không có con Lục Bình ở nhà, ông lại mở ra coi.

*

Vừa đi làm về, chưa kịp thay đồ, Lục Bình đã chạy quáng quàng lên lầu:

- Ba đâu rồi? Con hỏi ba chuyện này coi!

Ông Nhâm đang lau bàn thờ, ngạc nhiên quay lại, chưa kịp hỏi, Lục Bình đã nói một hơi:

- Có phải ba quen thân với bà bán xôi ở hẻm bên kia phải không? Người ta đồn ầm lên cả xóm. Sao ba lại “sanh tật” vậy?

Ông Nhâm ngạc nhiên nhìn chăm chăm Lục Bình rồi từ tốn:

- Ai nói với con kỳ vậy? Ba đi tập thể dục, bà Năm cũng đi tập thể dục. Nói vài ba câu là chuyện bình thường, có gì đâu.

Lục Bình nhìn ông khó chịu:

- Mấy người “bá vơ” đó, ba cũng thân mật, hèn gì người ta không nói sao được!

- Con lấy tư cách gì nói người ta “bá vơ”? Người ta nghèo nhưng tư cách chưa chắc ai bằng. Đừng đánh giá con người qua hình thức bên ngoài nghe con.

Lục Bình tức nghẹn. Chỉ vì người đàn bà đó mà ba “lên lớp” nó. Nó dùng dằng bỏ xuống nhà. Ông Năm cũng buồn. Đứa con gái ông thương yêu nhất và cũng lớn lên từ trong cái nghèo. Bây giờ, nó lại khinh khi những người đã từng nghèo như ba má nó.

Lục Bình không phải là đứa dễ nghe ai. Nó tìm đến nhà bà Năm vào một tối. Căn nhà nhỏ, có rào và trông rất sạch đẹp đã làm hạ bớt cái kiêu căng trong lòng đứa con gái lúc nào cũng thấy chẳng ai bằng mình. Bà Năm đang ngồi trong cái ghế dựa, hai chân ngâm trong thau nước thuốc. Thằng Út ngồi bẹp dưới gạch đang xoa bóp bắp chân cho mẹ. Mẹ con nói cười với nhau vui vẻ lắm. Lục Bình vẫn đứng quan sát. Nó bỗng nhớ lại hình ảnh má nó trong một lần bị trặc chân. Lúc đó, nó cũng ngồi bẹp xuống nền đất, ôm lấy chân má mà bóp thuốc rượu. Hình ảnh gia đình này đã khiến nó nhớ tới ba. Đã bao lâu rồi, nó không còn ngồi nói chuyện và cười vui với ba. Mỗi lời nói nó chỉ là “lịnh”. Có bao giờ nó để ý coi ba thích cái gì đâu. Tiền bạc cả đời dành dụm của ba, nó chỉ thêm vào một ít và căn nhà đã trở thành của nó. Ba không được quyền góp ý. Nó bỗng nghe một nỗi ân hận dâng lên trong lòng. Thằng Út đứng dậy, bước qua bàn bưng lấy tô cháo và cũng trong tư thế ngồi dưới đất, cậu đút từng muỗng cho mẹ. Lục Bình quay đi, nó chạy qua con hẻm dài, cố kìm để nước mắt không rơi. Nó bấm chuông, thằng em ra mở cửa. Nó bước vội lên lầu. Ông Nhâm đang cầm tấm ảnh cũ mèm của bà Nhâm đưa lên ngắm. Lục Bình khẽ khàng ngồi xuống bên ông:

- Ba ơi! Tha lỗi cho con nghe ba! Con vẫn là con Lục Bình của ba mà!

Ông Nhâm quay lại. Ông chợt nhớ như in cái ngày ông đấm chúi nhủi thằng chủ nhà, ông cũng thấy con Lục Bình nhìn ông như vậy.

XBOOK Sưu tầm

   Ý Kiến Khách Hàng
 Cam on Xbook nhieu lam
Phạm Thanh Thủy   15h - 27/3/2012
 Cau chuyen rat hay, xuc dong.Song tren doi can phai co tam, tam voi moi nguoi va voi chinh minh.
 Cảm ơn xbook
Mã Thanh Quang   19h - 27/3/2012
 Lâu lắm mình mới đọc một câu chuyện cảm động như vậy, sống trong thế giới hiện đại cần lắm những câu chuyện như thế để chúng ta suy nghĩ, cảm ơn tác giả bài viết.
 Cam on XBOOK
Nguyen Huy   23h - 27/3/2012
 Đúng vậy, câu chuyện này đang vẽ ra một hình ảnh tương lai của cuộc sống ngày càng hiện đại mà con người khi đã và đang sống trong giàu sang thì quên đi những ngày khốn khó. Vậy mọi người hãy luôn nhớ những ngày nghèo khổ để tự nhắc nhở mình phải sống tốt hơn và luôn cảm thông cho người khác.
 cảm xúc
van nguyen   23h - 27/3/2012
 nội dung nhẹ nhàg mà ý nghĩa!!!
 nhận ra khi chưa muộn
phạm sơn   8h - 28/3/2012
 câu chuyện rất ý nghĩa, là bài học để cho giới trẻ không vấp phải những sai lầm với người nuôi dưỡng mình. sống phải biết nguồn cội.
 Ý nghĩa
Trịnh Thanh Nga   8h - 28/3/2012
 Câu chuyện nào của Xbook gửi tôi cũng đọc từ đầu đến cuối, chuyện nào cũng hay và có ý nghĩa tuyệt vời. Tôi thích lắm, nên tôi luôn gửi cho bạn bè - đồng nghiệp đọc. Hay quá cơ, hy vọng Xbook có nhiều chuyện hay và ý nghĩa gửi cho những độc giả yêu thích đọc sách như tôi!
 Cam on Xbook
Tran Thi Ngoc Thao   10h - 28/3/2012
 Cau chuyen that hay va y nghia, mong rang cac ban tre nhan ra duoc cach song, trach nhiem cua minh doi voi gia dinh, doi voi xa hoi trong cuoc song day vat chat ngay nay.
 Cảm ơn Xbook nhiều!
Lê Văn Tiến   11h - 28/3/2012
 Cảm ơn Xbook đã gửi cho tôi một câu chuyện rất hay và mang tính nhân văn sâu sắc.
Ở đây câu chuyện muốn nhắn nhủ chúng ta rằng sống ở trên đời phải có trước có sau; Đạo làm con phải hiếu thuận, phải hiểu được nỗi niềm, tâm lý của bậc sinh thành ra mình và một điều rất quan trọng ở đây muốn nhắn nhủ thế hệ trẻ chúng ta rằng vật chất, tiền bạc là rất cần thiết trong cuộc sống song để có được một cuộc sống hạnh phúc thì cần chứa đựng trong đó cái "tâm" của mỗi con người.
 CÁM ƠN
NGUYỄN THÀNH CÔNG   11h - 28/3/2012
 Câu chuyện rất hay, giản dị mà sâu sắc, có giá trị giáo dục đạo đức. Trong thời buổi này, những câu chuyện đạo lý như thế vô cùng hữu ích. Biết ơn.
 Cảm ơn Xbook
Trần thị Hồng Hạnh   11h - 28/3/2012
 Cảm ơn XBOOK đã gửi những câu chuyện hay, cảm động. Hy vọng sẽ tiếp tục được nhận những bài tương tự cũng như giới thiệu nhũng quyển truyện, sách hay và bổ ích. Thân chào!
 Ý nghĩa
Đặng Thị Thu Hiền   13h - 28/3/2012
 Bài viết rất ý nghĩa. Uống nước phải nhớ nguồn
 Đọc truyện của Xbook
Ngutyễn Ngọc Cương   14h - 28/3/2012
 Cám ơn XBOOK về mẩu truyện. Hy vọng XBOOK có nhiều sách và chuyện có chất lượng cao, đặc biệt đừng có sách nào dở cả
 Một câu chuyện hay!!!
nguyễn thị trúc linh   16h - 28/3/2012
 Câu chuyện kết thúc bất ngờ và có hậu, thật cảm động!
 Cảm ơn!
BVĐông   20h - 28/3/2012
 Rất cảm ơn XBOOK đã gửi gửi cho tôi câu truyện rất hay và đầy ý nghĩa.
 Cảm ơn Xbook
Nguyễn Thái Vũ   7h - 29/3/2012
 Cảm ơn Xbook đã gửi cho mình 1 câu chuyện rất ý nghĩa
 Xúc cảm
Lê Ngọc Yến   8h - 29/3/2012
 Tôi đã khóc khi dọc xong câu chuyện naỳ!
 cảm ơn XBook
nguyễn thị thu trang   9h - 29/3/2012
 Cảm ơn Xbook đã gưỉ cho tôi câu chuyện hay và cảm động đến vậy. Con người sống trên đời phải biết trân trọng giá trị của cuộc sống, có khó khăn vất vả mới có được cuộc sống như ngày hôm nay.
 Câu chuyện hay
KimNgân   10h - 29/3/2012
 Câu chuyện quả là cảm động! Đọc xong nhìn lại mình mới thấy gần đây mình sống vô tâm quá, ko quan tâm đến suy nghĩ, tình cảm của bố mẹ. Đúng là bạn trẻ giờ phải xem lại cách sống của chúng mình thật!
 Lục Bình...
dqtu   10h - 29/3/2012
 Khi nào còn là Lục Bình thì hãy là Lục Bình....

Hãy trân trọng những giây phút đó bạn nhé...
 Nhớ Kỷ Niệm Xưa
Phạm Như Phong   11h - 29/3/2012
 Tôi cảm ơn Xbook đã gửi câu chuyện hay cho tôi. Đọc câu chuyện thấy ngẹn mà rơi nước mắt, bở lẽ tôi nhớ lại những ngày tôi đã trãi qua ở quê, những ngày sống cùng bố mẹ, anh em!
 Ánh mắt
Nguyễn Tài Đức   13h - 29/3/2012
 Câu chuyện rất hay, giản dị mà sâu sắc, có giá trị giáo dục đạo đức. Trong thời buổi này, những câu chuyện đạo lý như thế vô cùng hữu ích. Biết ơn.
 Cảm ơn
Bùi Trúc Nguyên   20h - 29/3/2012
 Câu chuyện như một lời nhắc nhở chúng ta, những đứa con sống trong một xã hội hiện đại, phải luôn ghi nhớ những điều tưởng chừng như giản dị, dễ lãng quên. Sống là nên một chút hoài niệm, một chút suy tư, lắng đọng; đồng thời cũng nên đối mặt với thực tại và hướng đến tương lai.
 loi cam on
Nguyễn Thị Hương Trầm   12h - 30/3/2012
 câu chuyện thật sự cảm động, tôi thấy mình như đang trưởng thành hơn, cảm ơn XBOOK vì đã cho tôi hơn cả một câu chuyện, không có gì đáng quý hơn tình cảm gia đình với sự chăm sóc, yêu thương của người thân, và tôi tin rằng ai đọc câu chuyện này cũng phải nhìn lại mình, sống dẹp hơn, sống ý nghĩa hơn
 Cảm ơn XBOOK
Nguyễn Thị Út   13h - 30/3/2012
 Cảm ơn XBOOK đã gửi tới tôi câu chuyện này.
Câu chuyện rất ý nghĩa!
 Trân trọng cảm ơn XBOOK!
nguyen thi lan nhung   10h - 31/3/2012
 Rất mong nhận được những câu chuyện hay của bạn
 Cám ơn bài viết
Nghiêm Cường   22h - 1/4/2012
 Cám ơn bài viết đã cho tôi thấy lại được tình cảm gia đình từ lâu tôi để quên. Có thể lấy lí do vì bận làm ăn mà quên mất tình cảm mọi người trong gia đình dành cho mình.
Vâng, Lục Bình đã thấy lại hình ảnh của mình trong gia đình hàng xóm, và đã nhận ra rằng tình cảm gia đình đáng quý hơn tất cả những công việc khác. Câu chuyện thật cảm động.
 lục bình
phanblogs   23h - 1/4/2012
 Luồng truyện hay nhưng kết hụt và giả quá.
 Chuyện hay truyền tay cùng đọc
Ngọc Nga   9h - 3/4/2012
 Cảm ơn Xbook về câu chuyện đầy ý nghĩa!
 RAT Y NGHIA
pham thi hue   14h - 3/4/2012
 RAT CAM o­n XBOOK DA GUI CHO TOI 1 CAU CHUYEN RAT TINH TE, NO CO Y NGHIA GIAO DUC CHO THE HE TRE NGAY NAY.
 Cảm nghĩ
Võ Hữu Thiện   18h - 3/4/2012
 Câu chuyện thật hay và cảm động. Mình thấy có bóng dáng của gia đình mình và bản thân mình trong ấy. Mình cũng có tính cách, suy nghĩ giống như Lục Bình (trừ hành động ở phần cuối câu chuyện.
 Ánh mắt
Lê Tấn Hòa   9h - 4/4/2012
 Quá hay , truyện tuy ngắn nhưng quá cảm động , mính sẽ in ra để các con của mình đọc ngay, vì mình cũng vậy , từ phụ hồ cật lực kiếm sống ,để rồi có được như hôm nay .Đọc xong truyện ngắn này, cứ lo lắng mai sau khi các con của mình trưởng thành không biết như Lục Bình không ?
 Ánh mắt
Lê Tấn Hòa   8h - 5/4/2012
 Ánh mắt vâng ánh mắt, mình sẽ đọc truyện này cho các con của mình nghe , và thấu hiểu . Cuộc đời này còn nhiều cái đáng trân trọng và yêu thương hơn nhiều , chưa phải vật chất , tiền bạc là vấn đề quyết định . Cám ơn Xbook đã tặng một truyện ngắn rất Ý NGHĨA .
 ánh mắt
vân   21h - 9/4/2012
 đọc xong bài viết mà mình cảm thấy nh thứ hiện có bên mình thật đẹp, nhất định sẽ ko bjo đánh mất nh khoảnh khắc này
 ánh mắt
vân   21h - 9/4/2012
 đọc xong bài viết mà mình cảm thấy nh thứ hiện có bên mình thật đẹp, nhất định sẽ ko bjo đánh mất nh khoảnh khắc này
 ánh mắt
nguyễn ngọc thu   7h - 11/4/2012
 câu truyện rất cảm động, cảm ơn xbook nhé
 Áng mắt
Nguyễn Thị Lan Hương   9h - 16/4/2012
 Bài viết quá xúc động, bài viết phản ánh đúng thực trạng của xã hội ngày nay. Cám ơn XBOOK đã gửi bài viết cho mình
 Ánh mắt
Trương Hà   22h - 24/4/2012
 Câu chuyện thật hay, thật cảm động. Câu chuyện rất có ý nghĩa đối với thời đại hiện nay.Có lẽ khi đọc xong câu chuyện này, ai đó cũng sẽ có những suy nghĩ rằng: "Liệu mình có đối xử với ba mẹ mình trong thời gian qua như thế hay ko? Mình cần....xem lại" 1 lời nhắn nhủ thật hay!

Gửi ý kiến của bạn về bài này:
Lưu ý : Khi than gia đóng góp ý kiến, mỗi ý kiến nếu được hiển thị quý khách được hưởng 500đ vào tài khoản, để được hưởng điều kiện này, quý khách chỉ cần đăng ký thành viên và đăng nhập để có thể tích lũy tiền trong tài khoản điện tử tại XBOOK
Điện thoại:(Quý khách có thể bỏ qua)

Để lại số điện thoại XBOOK sẽ chăm sóc tốt hơn!
Họ Tên
Email:
Tiêu đề:
OFF Telex

VNI VIQR

Nội dung:
 CÙNG THỂ LOẠI
Chuyện tình đêm Noel
Người cha
Những truyện ngắn về thầy cô
Anh là nắng hạ trong tim em
Mẹ nghèo
Lòng biết ơn của con cáo
Trong bão tuyết
Phép màu
Nụ hôn và ly dị
Hâm lại chất lãng mạn
CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ
CHYỆN CON MÈO DẠY HẢI ÂU BAY
Xem thêm
Hitech
     Danh mục
Thư giãn
Những điều kỳ diệu
Top người quan tâm
Top bài hay
Giới thiệu sách
Kiến thức tham khảo
Truyện hài
Thư viện ảnh
Tư vấn
Tư vấn sách
Tư vấn Hitech
Tư vấn cho mẹ và bé
     Top ý kiến mới nhất
 Cảm động!
Trong bài: NHỮNG LỜI NÓI DỐI CỦA MẸ!
Lê Thị Hoài Thu   16h - 22/6/2012
 Mẹ luôn là người vĩ đại nhất trên cuộc đời này!
 Cám ơn
Trong bài: TIN THẬT LÒNG
Nguyễn Thị Lan Hương   8h - 22/6/2012
 Cam ơn Xbook đã gửi cho mình câu chuyện thật ý nghĩa giữa cuộc sống đang chạy đua với thời gian.
Chúc tập thể công ty Xbook ngày càng phát đạt.
 Hoan nghenh Xbook vi nhung trich doan nghe rat van chuong nhung vo cung doi thuong ve tinh Cha con
Trong bài: ANH CÓ GIÚP TÔI!
nacdanh   23h - 21/6/2012
 K thưa Xbook,co lan mua sach của Xbook chỉ vi lý do uỷ quyền cho Bích Liên nhận giúp khi đó tôi đi xa nên các bạn cứ tưởng tôi là BLiên đúng không, cũng không sao hi hi. Đến hôm nay bài viết về tình phụ tử của các bạn quá hay nên tôi cũng xin thổ lộ tôi là đàn ông, hiện nay cũng chỉ một mình nuôi cô con gái mẫu giáo, bài giới thiệu của bạn làm tôi không thể quên xbook.com.vn, rất cảm động và liên tưởng nhiều điều về cha tôi, hiện nay tôi khá bận việc công tác và nuôi con, thú vui đọc sách dù tạm thời để lại, khi nào có thời giờ tôi sẽ không quên mua sách của quý vị. Chúc xbook.com.vn thành đạt và ngày càng có nhiều bài viết hay. Cảm ơn!
 tin thật lòng
Trong bài: TIN THẬT LÒNG
nguyễn ngọc thu   15h - 20/6/2012
 Cảm ơn Xbook đã gửi cho tôi những câu chuyện thật ý nghĩa.
 Rất hay và cảm động!
Trong bài: ANH CÓ GIÚP TÔI!
Lê Thị Hoài Thu   16h - 19/6/2012
 Bài học lớn - niềm tin trong cuộc sống là cực kỳ quan trọng, người con tin là ba mình sẽ tìm thấy mình và người ba tin rằng con trai mình sẽ luôn chờ mình!
 Cám ơn Người Mẹ Vĩ Đại
Trong bài: NHỮNG LỜI NÓI DỐI CỦA MẸ!
Nguyễn Thị Tường Hiếu   21h - 16/6/2012
 Cám ơn Xbook đã gửi đến cho tôi câu chuyện về người Mẹ thật đáng yêu và đáng kính. Những gì mà chúng ta có được ngày hôm nay là đều do từ Mẹ mà ra. Không phải Mẹ để lại nhiều tiền bạc, nhiều của cải vật chất là Mẹ đã cho ta,mà chính là Mẹ đã dâng tặng cả cuộc đời này cho các con yêu của mình bằng sự hy sinh thầm lặng.Một lần nữa tôi xin cảm ơn Xbook rất nhiều.
 anh có giúp tôi không ?
Trong bài: ANH CÓ GIÚP TÔI!
nguyễn thị thu hằng   13h - 16/6/2012
 khi đọc bài viết về câu chuyện này tôi rất cảm động.cảm ơn XBOOK
 Anh co giup toi khong
Trong bài: ANH CÓ GIÚP TÔI!
Huong   21h - 14/6/2012
 Trong cuộc sống với muôn vàn hối hả và với tính cách của một người trẻ đôi lúc chúng ta chỉ biết quan tâm đến bản thân mình hoặc gia đình nhỏ của mình mà quên rằng cha mẹ bạn cần lắm những sự quan tâm chăm sóc của bạn. Câu chuyện như nhắc nhở tôi rằng mình đã nhận rất nhiều từ cha mẹ,nay đã lớn phải không đòi hỏi cha mẹ phải trao cho mình nhiều yêu thương mà ngược lại phải trao cho cha mẹ tình yêu thương nhiều nhất mà mình có thể.
 Câu chuyện tôi kể cho vợ và con tôi nghe
Trong bài: ANH CÓ GIÚP TÔI!
Nguyễn Đức Thuấn   15h - 13/6/2012
 Tôi đã nhận được mail của Xbook! tôi đã đọc và đúng thật nhân văn.Tôi đã đem về ngay trưa hôm đó và trong bữa cơm gia đình tôi đã kể lại cho vợ và con tôi nghe.
Xin cám ơn Xbook!
 Con yêu ba
Trong bài: ANH CÓ GIÚP TÔI!
Hương   19h - 12/6/2012
 Khi ba tôi nằm bệnh viện, tôi đã tự hứa, lúc nào ba ra viện tôi sẽ chăm sóc ông tốt hơn, ai ngờ ba tôi đã ra đi mãi mãi mà tôi chưa kịp nói con yêu ba. Mong hương hồn ba siêu thoát
HỖ TRỢ

Liên hệ hợp tác
Liên hệ hợp tác:
 XBOOK ĐƠN GIẢN CHỈ LÀ ĐẶT MUA
 Miễn phí vận chuyển trên 90,000 nội thành Hà Nội. Hỗ trợ 5% giá hàng hoặc miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 180,000 đ
 Cam kế bán bằng hoặc rẻ hơn giá bìa.
 Hãy nhấn nút đặt mua hệ thống hoàn toàn hướng dẫn đặt mua, phương thức nhận hàng, thanh toán và thời gian nhận hàng.
 Đặt hàng không cần đăng ký đăng nhập.
 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
  Đinh Văn Mẹo
  Hỏi:Tôi có mua được sách không?
  Cao Thị Vân Anh
  Hỏi:Hỗ trợ phí vận chuyển???
  Nguyễn Xuân Thức
  Hỏi:cần giãi đáp
  Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
  Hỏi:Hết hàng

Hỗ trợ khách hàng
Hotline:0904 845 066
(7h-22h, cả T7, CN)
info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
Office:Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội
Thời gian liên hệ: Thứ Hai - thứ Sáu, 8:00 - 18:00 và thứ Bảy, 8:00 - 12:00 (trừ các ngày nghỉ và ngày lễ).

© 2007-2012, XBOOK.COM.VN, Inc