www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


NGƯỜI HÓA DẾ (Tích Xưa Kể Lại)

Tác giả: Tô Hoài
Nhà xuất bản: Phụ Nữ
Giá bìa:16,000
Giá bán:16,000
Năm xuất bản: Quý II / 2006

"Thác Đam Bri ở xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng, hiện nay Đam Bri ở Tây Nguyên là một khu du lịch thắng cảnh hấp dẫn du khách trong nước và nước ngoài.Bấy giờ trên cao nguyên Lang Biang hoang vu lô nhô cỏ tranh, cỏ lâu, có khi mấy ngày đường mới tới nơi có người ở. Vắng quá, người ta phải níu nhau lại ở từng chòm, thế mà vẫn thưa thớt, vắng vẻ."

"Thác Đam Bri ở xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng, hiện nay Đam Bri ở Tây Nguyên là một khu du lịch thắng cảnh hấp dẫn du khách trong nước và nước ngoài.
Bấy giờ trên cao nguyên Lang Biang hoang vu lô nhô cỏ tranh, cỏ lâu, có khi mấy ngày đường mới tới nơi có người ở. Vắng quá, người ta phải níu nhau lại ở từng chòm, thế mà vẫn thưa thớt, vắng vẻ.
Trong thung lũng nọ có một con suối giữa núi đá chảy ra, dòng nước trong leo lẻo chia đôi bãi ngô và xóm vắng. Bên này người Kờ ho, bên kia người Mạ.
Nhưng hai làng không ai nhìn mặt nhau. Người già kể lại câu chuyện từ xa xưa ghét nhau thật cay đắng cũng chỉ bắt đầu bởi cơn cớ chẳng ra sao. Một lần, người bên làng Kờ ho đi săn bắt được con nai. Con nai bị thương đeo cả mũi tên rớm máu nhảy qua suối. Người làng Mạ vồ lấy nai, làm thịt, không chia cho bên mất mũi tên một miếng thịt. Có lần, bên làng Mạ chăng lưới được con gấu. Con gấu chạy đội cả mảng lưới, lội suối sang bên kia. Người Kờ ho bắt được gấu, lại lấy cả lưới của người Mạ.
Những thù ghét nhau chồng chất đời nọ sang đời kia. Chỉ cách nhau một con suối mà chẳng bao giờ hai bên đi lại.
Từ tấm bé, trẻ con hờn khóc, người lớn đã dọa: "Mày mà khóc to, Kờ ho nghe tiếng thì Kờ ho cắt môi mày. Người Kờ ho kẻ cướp!". Người Kờ ho lại bảo trẻ em: "Mày mà nhìn người Mạ thì nỏ Mạ bắn thủng mặt mày. Người Mạ kẻ trộm!".
Đời đời cách bức và thù hằn như vậy. Cái sợ đeo đẳng từ thuở nào, như sợ sấm sét , sợ ma.
Đam Bri tuổi mười lăm, con gái của già làng Đam Rông tộc Kờ ho. Đam Bri đẹp như nụ hoa, Sáng sớm đàn chim sao bay qua phải lượn trở lại ngắm nhan sắc Đam Bri.
Mùa sim chín, Đam Bri đeo gùi lên đồi rồi xuống bờ suối hái sim. Đến chỗ những chùm sim chín mọng lả xuống tận mặt nước, Đam Bri thoăn thoắt bước từng hòn đá trên nước theo cành sim chín, không biết đã sang bên kia suối từ lúc nào. Đến lúc ngoảnh lại mới nhận ra đường đi vào làng người Mạ. Thấy vết chân bò ngoằn ngoèo, không rậm cỏ như ngoài bờ suối. Lạc vào làng Mạ rồi...". (Trích "Sự tích thác Đam Bri" -
Truyện cổ dân tộc Mạ).
MỤC LỤC
Chuyện Cuội
Rừa và hươu
Người hóa dế
Kho báu trên núi Phia Mạ
Nhìa Lừ đi tìm bố mẹ
Hổ và gấu đi cày, voi biết bay
Ai là chúa muôn loài
Hổ Ba Bể
Ơn bố mẹ
Hai anh em
Nàng tiên gạo
Nàng Ren Đắc
Chúa đất xứ Blao
Làm ác phải tội
Con cua đá
Con hươu sao
Sự tích thác Đam Bri
Mẹo của thỏ
Tra tấn hòn đá