www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


TƯ MÃ THIÊN SỬ KÝ (Bìa cứng)

Tác giả: Tư Mã Thiên - Dịch giả: Phan Ngọc
Nhà xuất bản: Văn hóa - Thông tin
Giá bìa:110,000
Giá bán:110,000
Năm xuất bản: Quý III / 2007

Đối với văn hoá thế giới, cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên chiếm một địa vị đặc biệt. Nó là công trình sử học lớn nhất của Trung quốc và là một trong những cuốn sử có tiếng nhất của thế giới. Nhưng còn một điều làm chúng ta ngạc nhiên hơn là công trình khoa học lớn lao ấy đồng thời lại là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Người Trung hoa xem nó là tác phẩm lớn nhất về văn xuôi trong nền văn học cổ Trung quốc...

Đối với văn hoá thế giới, quyển sử ký của Tư Mã Thiên chiếm một địa vị đặc biệt. Nó là công trình sử học lớn nhất của Trung quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Nhưng còn một điều làm chúng ta ngạc nhiên hơn là công trình khoa học lớn lao ấy đồng thời lại là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Người Trung hoa xem nó là tác phẩm lớn nhất về văn xuôi trong nền văn học cổ Trung quốc, và xem nó là tác phẩm cổ điển ngang hàng với thơ của Đỗ Phủ.
Sử ký là cả một thế giới. Nó làm thoả mãn tất cả mọi người. Người nghiên cứu sử tìm thấy ở đấy một kho tài liệu vô giá, chính xác, với giá trị tổng hợp rất cao. Nhà nghiên cứu tư tưởng tìm thấy qua Sử ký “một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại”. Người bình thường tìm thấy vô số những hình tượng điển hình, những câu chuyện hấp dẫn, những con người đầy sức sống mãnh liệt. Họ thấy quá khứ sống lại và không phải chỉ có thế. Người nghiên cứu văn học còn tìm thấy ở đấy một tác phẩm văn học, mãi mãi tươi trẻ như sự sống, họ thấy ở đấy một tâm hồn, một tâm sự đau xót đầy sức mạnh của thơ trữ tình, “một tập Ly tao không vần” như lời đánh giá của Lỗ Tấn.
Sử ký là một tác phẩm đồ sộ, tất cả 52 vạn chữ, 130 thiên, gồm năm phần : Bản kỷ, biểu, thư, thế gia, liệt truyện .
1. Bản kỷ – chép sự tích của các đế vương, gồm có : Ngũ đế (Hoàng đế, Chuyên Húc, Cốc, Nghiêu, Thuấn)
2. Hạ, Thương, Chu - mỗi thời đại một bản kỷ
3. Tần hai bản kỷ - một bản kỷ từ khi có nước Tần đến Tần Thuỷ Hoàng; một bản kỷ về Tần Thuỷ Hoàng.
4. Hạng Vũ
5. Các bản kỷ về nhà Hán : Cao Tổ, Lữ Hậu, Hiếu Văn, Hiếu Cảnh, Hiếu Vũ.
Tư Mã Thiên tự định nghĩa mình là một con người “bất cơ”. “Bất cơ” tức là không chịu trói buộc mình theo tập tục, vượt ra ngoài lề thói. Chẳng hạn hai mươi tuổi, cha còn sống, vẫn cứ “viễn du” đi khắp địa bàn Trung quốc, đó là một hành động bất cơ. Nhà vua đặt chức sử quan chẳng qua chỉ để ghi chép việc làm của vua, ăn ở đâu, ngồi ở đâu, ngủ ở đâu, nói câu gì, v..v…từng một ngày. Và thế là tròn trách nhiệm. Nhung ông lại muốn “nối nghiệp Khổng Tử, soi sáng cho đời, chỉnh lý được Dịch Truyện, tiếp tục được Kinh xuân Thu nắm được cái gốc của Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, tóm lại ông muốn làm một Khổng Tử thứ hai ngay trong thời đại chuyên chế cực độ. Đó cũng là một ý nghĩ “bất cơ”.
Tư Mã Thiên đã để lại hàng ngàn nhân vật điển hình, sống mãi trong văn học. Riêng về mặt này, ông có thể sánh với những nhà văn lớn nhất của nhân loại. Cả một nhân loại mênh mông hiện ra trước mắt chúng ta, đủ các thành phần, đủ các nghề nghiệp, đủ các tầng lớp. Hình ảnh những chàng nông dân như Trần Thiệp, Ngô Quảng, những người du thuyết như Tô Tần, Trương Nghi, Phạm Thư, những hiệp khách như Kinh Kha, Nhiếp Chính, những anh hàng thịt như Chu Hợi, Cao Tiệm Ly, những triết gia như Khổng Khâu, Trang Chu, nhưng danh tướng như Hàn Tín, Lý Quảng, những công tử như Tín Lăng Quân, Mạnh Thường Quân, những bạo chúa như Tần Thuỷ Hoàng, Nhị Thế…v…v… và vô số những hình ảnh khác là những hình ảnh bất tử. Những hình ảnh ấy đã du nhập vào kho tàng văn học, làm thành nhân vật của những truyện kỳ, thoại bản, hỷ khúc, kịch, thơ, lời nói và hành động của họ nhờ Tư Mã Thiên nêu lên đã thành tài sản của dân tộc. Đó là một điều lạ. Nhưng điều lạ hơn là đời sau có thể tô điểm thêm bớt nhưng dường như khó lòng dùng năng lực hư cấu của mình để tạo nên một Kinh Kha, một Hàn Tín, hay một Hạng Vũ khác hẳn hình tượng Tư Mã Thiên đã tạo nên mà cũng sinh động như vậy. Có thể nói những hình tượng Tư Mã Thiên tạo ra đã được nhân dân tiếp nhận toàn vẹn. Điều đó không phải là một hiện tượng thường thấy trong lịch sử văn học. Nếu ta xét những nhân vật lịch sử Âu châu thì ta thấy rõ họ được biểu hiện trong văn học một cách rất khác nhau ở từng nhà văn. Hiện tượng Catilina của sử gia La Mã Xanlut rất khác hình tượng Catilina của Ben Jonxôn. HÌnh tượng Catilina của Ipxen lại càng khác hẳn. Tư Mã Thiên làm thế nào cho nhân vật của mình sống mãnh liệt đến nỗi họ tồn tại khách quan ở ngoài nhà văn, và dân chúng khó lòng chấp nhận sự thay đổi ?

MỤC LỤC
Lời dịch giả về lần xuất bản thứ chín
Lời giới thiệu
Thái sử công đề tựa
Thư trả lời Nhậm An
Tần Thủy Hoàng bản kỷ
Hạng Vũ bản kỷ
Cao Tổ bản kỷ
Lữ Hậu bản kỷ
Bình chuẩn thư
Ngô Thái Bá thế gia
Tề Thái Công thế gia
Tấn thế gia
Triệu thế gia
Khổng Tử thế gia
Việt Vương Câu Tiễn thế gia
Trần Thiệp thế gia
Lưu Hầu thế gia
Trần Thừa Tướng thế gia
Bá Di liệt truyện
Tôn Tử. Ngô Khởi liệt truyện
Truyện Lão Tử
Truyện Trang Tử
Thân Bất Hại, Hàn Phi liệt truyện
Tư Mã Nhương Thư liệt truyện
Ngũ Tử Tư liệt truyện
v.v...
Ninh Hạnh liệt truyện
Hoạt Kê liệt truyện.