www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


TỪ ĐIỂN DI TÍCH VĂN HÓA VIỆT NAM (Bìa cứng)

Tác giả: Chủ biên: Ngô Đức Thọ - Biên soạn: Nguyễn Văn Nguyên - Đỗ Thị Hảo - Phan Thị Lưu - Nguyễn Kim Oanh
Nhà xuất bản: Văn học
Giá bìa:85,000
Giá bán:85,000
Năm xuất bản: 2000

Theo "Từ Điển Di Tích Văn Hóa Việt Nam" (Hà Nội, 1993), thì chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý (Lý Nam Đế, 541-547), tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời Lý) và điện Hàn Nguyên (thời Trần)...

Theo "Từ Điển Di Tích Văn Hóa Việt Nam" (Hà Nội, 1993), thì chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý (Lý Nam Đế, 541-547), tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời Lý) và điện Hàn Nguyên (thời Trần). Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa tiếp tục được trùng tu, mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 về công việc tôn tạo này. Đầu đời Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời Vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.
Và theo "Từ Điển Di Tích Văn Hóa Việt Nam" (4), trong số 1.064 vị thần thì có đến 253 vị là nữ, chiếm 1/4 số lượng các thần được thờ ở các đình, đền, miếu, phủ... Điều đó chứng tỏ, nữ thần có một vị trí rất đặc biệt trong đời sống tín ngưỡng của người Việt Nam.
.....