www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


MÔI TRƯỜNG VÀ KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT PHÁT THẢI

Tác giả: GS, TSKH Nguyễn Sĩ Mão
Nhà xuất bản: Khoa học kỹ thuật
Giá bìa:45,000
Giá bán:45,000
Năm xuất bản: Quý III / 2008

Ô nhiễm bầu khí quyển chủ yếu là do các chất thải sinh ra trong quá trình cháy nhiên liệu hoá thạch và trực tiếp đưa vào không trung như NOx, N2O, Co, SO2, CO2, bụi than và các cacbua hydro. Theo Luật cơ bản về môi trường thì thuật ngữ “Ô nhiễm môi trường” được định nghĩa như sau: “Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước

Để đảm bảo phát triển kinh tế buộc chúng ta phải tìm kiếm, khai thác, tận dụng và chuyển hoá một cách hợp lí có hiệu quả các nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có trên trái đất. Quá trình khai thác và sử dụng các dạng năng lượng truyền thống đều kéo theo hàng loạt các tác động to lớn đối với môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Các tác động xấu này đang ngày càng gia tăng với mức độ ngày càng tàn khốc hơn cùng với sự gia tăng của các hoạt động năng lượng.

Ô nhiễm bầu khí quyển chủ yếu là do các chất thải sinh ra trong quá trình cháy nhiên liệu hoá thạch và trực tiếp đưa vào không trung như NOx, N2O, Co, SO2, CO2, bụi than và các cacbua hydro. Theo Luật cơ bản về môi trường thì thuật ngữ “Ô nhiễm môi trường” được định nghĩa như sau: “Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, nhiễm bẩn đất, tiếng ồn, sự rung động, sạt lún đất (trừ sạt lún đất gây ra từ các mỏ khai thác nước khoáng) và mùi khó chịu ảnh hưởng tới một vùng rộng lớn như kết quả từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của con người, gây ra hiểm hoạ đối với sức khoả con người và môi trường sống”.

Công ước Quốc tế đã nêu rõ: “Việc thải ra các chất khí SO2, NOx, CO và hydro cacbon phải được giảm thiểu đến mức tối thiểu ở các nước có thu nhập cao, vì chúng có thể gây ra mưa axit và khói quang hoá. Không được để tình trạng phát thải các khí đó tăng lên ở các nước đang công nghiệp hoá. Việc thải ra các chất khí gây nên hiệu ứng “nhà kính” cần phải được hạn chế. Ở những nước có thu nhập thấp cần phải giảm tối đa khí thải từ nguồn mới. Bởi vì việc thay đổi khí hậu là không thể tránh khỏi, nên tất cả các nước cần phải biết nó sẽ ảnh hưởng như thế nào và tìm cách để giảm nhẹ ảnh hưởng của chúng”.

Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ thì từ sau khi Đại chiến thế giới kết thúc đến nay tổng lượng phát thải khí, rắn ô nhiễm đã tăng gấp hai lần, bình quân mỗi năm toàn thế giới thải ra môi trường khoảng hai triệu tấn. Đại bộ phận chất phát thải khí rắn nói trên là do quá trình cháy nhiên liệu hoá thạch sinh ra.

Từ nhiều năm nay lại đây các quốc gia công nghiệp phát triển đã đầu tư một lượng kinh phí cực lớn để phát triển công nghệ nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường các hoạt động năng lượng sinh ra.

Môn học “Môi trường và công nghệ xử lí chất phát thải khí” nhằm góp phần làm sáng tỏ các nguyên lí hình thành chất thải trong quá trình sản xuất và sử dụng các nguồn năng lượng, cách nhận dạng và các giải pháp công nghệ để giảm thiểu phát thải. Tuy nhiên với thời lượng có hạn, giáo trình này chỉ tập trung vào những vấn đề phát thải khí, rắn trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện năng trong các nhà máy nhiệt điện là chính.

Ngoài ra giáo trình cũng giới thiệu thêm về phương pháp và kĩ thuật đo đạc thí nghiệm xác định hàm lượng chất phát thải trong khói và phương hướng phát triển kĩ thuật mới tiên tiến trên thế giới để giảm thiểu chất phát thải.

Giáo trình này được dùng cho sinh viên, học sinh cao học ngành nhiệt và kĩ thuật năng lượng trong các trường đại học kĩ thuật, nó cũng là tài liệu tham khảo cho các kĩ sư nhiệt làm việc trong các viện nghiên cứu, trong các nhà máy điện và xí nghiệp sử dụng năng lượng nhiệt khác.

Mục lục:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề ô nhiễm không khí

Khái niệm

Thành phần các chất ô nhiễm

Ảnh hưởng nguy hại của các chất gây ô nhiễm không khí

Tiêu chuẩn chất lượng không khí

Chương 2: Cơ chế hình thành và kỹ thuật xử lí SO2 trong khói thải

Cơ chế hình thành oxit lưu hùynh

Công nghệ khử lưu huỳnh trước khi cháy

Khử lưu huỳnh trong khi đốt cháy

Khử lưu huỳnh sau khi cháy

Chương 3: Nguyên lý hình thành và kỹ thuật xử lí NOx trong khói thải

Cơ chế hình thành khí NOx

Công nghệ xử lí NOx trong quá trình cháy

Công nghệ xử lí NOx sau khi cháy

Chương 4: Cơ sở hình thành và kỹ thuật xử lí bụi trong khói thải

Khử bụi bằng phương pháp lắng

Khử bụi bằng nguyên lí va đập

Khử bụi kiểu xiclon

Lọc bụi tĩnh điện

Chương 5: Phương hướng phát triển kĩ thuật hiện đại để giảm thiểu chất phát thải

Xu hướng trên thế giới về phát triển bền vững

Sử dụng hợp lí năng lượng than và khuyến khích phát triển công nghệ năng lượng tiên tiến

Tài liệu tham khảo.