www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


BA BỨC THƯ - Tập 1 - Tổng tập Truyện Ngắn Văn Nghệ Quân Đội 1975 - 2007

Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà xuất bản: Hội nhà văn
Giá bìa:47,000
Giá bán:47,000
Năm xuất bản: Quý IV / 2009

Những truyện in trên Tạp chí văn nghệ quân dội hơn nửa thế kỷ nay đã trở thành một biểu tượng, một địa chỉ văn học uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Tổng tập truyện ngắn Văn nghệ Quân đội do Tạp chí cùng Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành, là bộ sách phản ánh sinh động con người, cuộc sống, cuộn chiến đấu gian lan nhưng vô cùng hào hùng của dân tộc ta...

Những truyện in trên Tạp chí văn nghệ quân dội hơn nửa thế kỷ nay đã trở thành một biểu tượng, một địa chỉ văn học uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Tổng tập truyện ngắn Văn nghệ Quân đội do Tạp chí cùng Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành, là bộ sách phản ánh sinh động con người, cuộc sống, cuộn chiến đấu gian lan nhưng vô cùng hào hùng của dân tộc ta.
Những sáng tác trong bộ sách này đã vàd dang lưu giữ trong lòng người đọc và hẳn sẽ còn đồng hành với thời gian mãi đến mai sau.
Tôi hoan nghênh việc làm rất ý nghĩa này và tin rằng bộ sách sẽ được đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước nồng nhiệt đón nhận
Lê Khả Phiêu - Nguyên tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam - Nguyên chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam

Nằm vạ
Nguyễn Khải

Hễ nói gì về mụ Bột là người ta có sẵn câu thành kiến: “Bà ấy hay lu loa gớm đấy. Xưa kia cũng vào hang ăn vạ có nghề”. Mụ năm nay dẽ ngoài 50, người sồ sề, tóc cum cúp ngắn vừa che kín tai, kín gáy; mắt đột vảy cá nen sự nhìn không được tinh tường. Nhiều người bảo mụ điếc nhưng không có gi làm bằng chứng, có câu chuyện nói hai ba lần mụ vẫn gặng: “Nói to lên tí, tôi tai kém” nhưng cũng có những câu chỉ nói thoảng qua mà mụ cũng đón lấy được đầy đủ và có lời lại ngay. Ngày trước người anh túng đói quá đi làm ăn xa có gửi lại mụ cái hòm gian. Đến khi ông ta chết, con về làng làm ăn có xin lại nhưng mụ chần chừ không trả. Người ta cứ đến xin về thì mụ te tái  chạy đến tận nhà chửi bới rồi nằm lăn ra cổng ăn vạ, vu cho đánh. Nằm từ sang cho đến tối, đứa cháu điên tiết vác gậy ra đánh thật, không đánh cũng mang tiếng là đánh rồi, mụ không ngờ đến cơ sự ấy, bị đánh đau quá vén váy chạy mất. Trong giảm tô có người tố mụ bỏ thuốc độc cho gà ăn, khi đội rút mụ gây sự với người đó rồi cũng nằm năn ra cửa ăn vạ. Suốt hai đêm một ngày, con cái mang cơm đến nhất mực không ăn, kiến đen bò lên mồm cũng không động đậy. Người nhà đó cũng già gan, làm ăn như thường, tối khóa cửa lại sang hang xóm ngủ. Sáng ngày thứ hai thì đói không chịu được mụ đành chống đòn gánh về.
Nhưng từ sau “vụ Hữu vi” mà mụ là nhân vật chính thì tiếng tăm mụ càng lừng lẫy, không phải chỉ một thôn biết mụ mà cả năm xứ cũng biết mụ.
Câu chuyện đó xảy ra sau cải cách  ruộng  đất 4 tháng, vào dịp gặt mùa.
Hôm ấy trời nắng ấm áp. Ngoài đồng chỉ có hai sào của anh Khái là lúa dự chưa gặt, còn toàn là nếp và tám. Những bông thóc được đất càng vàng ra, nặng then trĩu cong xuống như những cái liềm nhỏ. Hai sào của anh Khái nằm trong số năm mẫu lấy ra của nhà chung chia cho nông dân trong cải cách ruộng đất. Khi chia vào tháng 6 nên anh Khái cũng được hưởng cả hoa màu kem theo. Một vài người không ưa chế độ dân chủ cộng hòa xúi giục một số con chiên đướng ra đòi lại hoa màu vụ mùa này của hai sào ấy lấy cớ trả nhà xứ đền nến, bù lại số hoa màu tháng 6 anh Khái lấy không. Vì lẽ đó nên lúa chin đỏ mà vẫn rập rình chưa gặt về. Sau đó ủy ban có lệnh lúa ai cấy người ấy gặt, ruộng được chia là của mình thì hai vợ chồng anh mới yên chí ra gặt.
Qúa trưa thì mụ Bột trong làng đi ra, theo sau 6,7 cô câm hái. Đến ruộng Khái mụ ngồi thụp xuống đầu bờ nói chõ xuống;
-    Cái số lúa ở hai sào này bà con đã có ý kiến là anh cho lại để các thầy đèn nến ở thánh đường.
-    Ruộng này đã chia cho tôi rồi, vợ chồng tôi xới ải, chăm bón mới được bong lúa thì chúng tôi phải gặt chứ. Lúa tự nhiên nó mọc lên đâu.
-    Đã đành thế nhưng vụ lúa tháng 6 anh đã lấy không ngót hai chục thúng rồi. Lúa ấy anh chăm bón hay nhà chung.
-    Đã có chính sách chứ. Sao trong cải cách bà không nói bây giờ bafg lại sinh chuyện với tôi.
-    Mụ đứng thốc dậy, chit lại khăn vuông nhảy ngay xuống ruộng quay lại bảo mấy cô đi theo:
-    Đã thế cứ xuống gặt đi, tội vạ đau tôi chịu.
Anh Khái mặt đỏ gay, vừa tức, vừa luống cuống:
- Người cùng giai cấp bần cố cả sao bà lại làm thế. Thế nào cũng còn có ủy ban chứ…
Từ lúc này mụ bắt đầu điếc đặc, các cô kia cũng ùa xuống gặt nốt. Anh Khái lên bờ đứng nhìn, ngón chân, ngón tay máu chạy rần rật. Vợ Khái nước mắt chạy quanh, chạy một mạch về làng hô hoán. Một lát người kéo ra vây kín hai sào. Một tiểu bộ đội đóng ở đấy giằng lại, thóc rụng xuống đường rào rào. Trước còn hai người giằng nhau, sau thành 4 người, thành 6 người, thành 10 người, thành hai đám xô sát nhau. Bó lúa từ đầu người này quẳng xuống đất lại lên đầu người khác, lại quẳng xuống đất, mỗi lúc một nhẹ đi.
Người to tiếng nhất là mụ Bột. Mụ đội một bó lúa, một tay cầm hái, vừa chạy trước , vừa hò hét:
-    Cứ đem về nhà xứ, chẳng đứa nào có quyền giữ lại.
Tiểu đội trưởng bộ đội đứng chắn ngang, mụ ta đâm sầm rồi lùi lại:
-    Việc này là việc của giáo dân chúng tôi chứ của các anh đâu mà ra ngăn
-    Cụ nên nghe tôi để lúa lại chờ ủy ban đến sẽ hay.
-    Không ai chờ được!
Rồi mụ dun anh đó sang một bên, chay dướn lên. Anh đó cầm lấy tay mụ giữ lại. Mụ lập tức vứt bó lúa ra đường rồi từ từ khuỵu xuống, lăn ngay xuống mé ruộng nằm cứng đờ. Một tiến thét thất thanh:
-    Bộ đội đánh chết bà Bột rồi!
Những bó lúa vứt chỏng trơ ra đường, mọi người quay lại cái xác chết. Đầu xác chết kê trên một hòn đất hơi dốc nên lật ra sau, một tia nắng chiếu thẳng mặt, nhưng có lẽ chưa chết vì thấy xác chết cựa quậy khe khẽ, rất khẽ lật nghiêng lại, một tay gôi lên đầu cho cao hơn, một tay co che lấy mặt cho khỏi nắng, cái tà áo đằng trước hếch lên để hở một mảng bụng phập phồng. Những cô gặt lúa lúc nãy lại xô về phía bộ đội léo xéo:
-    Bộ đội đánh chết người à. Thế mà cũng là quân đội của nhân dân.
-    Lấy tay thụi hay báng sung nện mà chết được ngay như thế.
-    Mắt tôi thấy rõ rang là cái anh bộ đội đứng kia kìa, anh ấy lấy tay thụi vào mạng mỡ bà lão ấy ngã ra rồi anh ấy còn thúc mũi giầy bồi thêm mấy cái nữa.
Lời phân trần của bộ đội, của một số người thấy thấy rõ sự thật bị tiếng chuông nhà thờ đổ hồi và làn sóng công phẫn át đi.
-    Bà ấy lại ăn vạ bộ đội đấy, chứng nao tật ấy.
-    Ăn vạ bộ đội thì được cái gì, chết cứng đờ ra kia kìa. Không đánh sao chết.
-    Đã chết đâu, còn thở dốc như con cá mè kia.
Một vài người lấy rơm che lên mảnh bụng, rắc lên mặt mụ. Có một cô khóc rống lên:
-    Uí mẹ ơi, sao mẹ đã vội bỏ con cháu lên thiên đàng hở mẹ ơi!
Nhiều tiếng khóc khác ùa theo. Những người khóc khác toàn kêu là bà, là mẹ, là bá, là thím cả.
Uỷ ban đã đến, y tá xã và y tá của bộ đội cũng đến. Người ở các xứ khác cũng đến. Người đứng chật đường kéo dài mãi tới đầu xóm một, trèo lên các trụ đá, xúm quanh cái xác vân còn thoi thóp. Người ta hỏi nhau:
-    Ai đấy?
-    Bà Bột!
-    À lại bà Bột.
Có người cúi xuống nhắc cánh tay lên để xem tân mặt. Lúc đầu cái tay còn dễ nhắc lên, sau nó bíu chặt lấy mặt, càng giằng tay càng cứng lại. Tiếng rên to hơn, cái đầu nhúc nhích chân khẽ cựa quậy.
-    Đã chết đâu.
-    Cũng sắp chết.
-    Dạo xưa đến giờ đã chết mấy lần nhưng có thấy đưa đám đâu.
Thế là có cả người khóc lại có cả người cười. Sự việc càng thêm thảm hại càng khôi hài. Ngay cả mụ Bột đã nằm xuống đó cũng mẩn tháy tình hình này không yên được rồi. Ai ngờ lại to chuyện đến thế. Những lần mụ giả chết tươi người ta chỉ chú ý bình thường thôi nhiều người còn chê bai nữa. Đã thế nên mụ cũng muốn chết thật, càng nằm cho gan. Nhưng hôm nay người ta lại bảo mụ chết thật rồi, có người khóc mụ nữa. Câu chuyện lây ra cả bộ đội, cả ủy ban, cả 5 xứ. Mụ lo lắng nếu không chết thì sao, mà chết làm sao được, ai đánh mà chết…
Uỷ viên của ủy ban hỏi mọi người:
-    Các bà đem lúa về nhà chung vậy air a ký nhân số lúa đó.
Không ai trả lời, một số vẫn đùn lẫn nhau nhưng rút lại thì vẫn im.
Uỷ viên lại hỏi lại:
-    Không ai nhân thì số lúa đem về trụ sở ủy ban đợi giải quyết sau, các bà các ông nghĩ thế nào.
Cũng không ai trả lời, sau một số không đồng ý nhưng phần đông đều thấy nên giải quyết như thế thì ổn hơn.
Còn mụ Bột ủy viên đề nghị:
-    Nếu bộ đội có đánh thật thì xin cho y tá khám nghiệm rồi cáng bà cụ về nhà.
Tiếng khóc bắt đầu lại bật lên, ồn ào: Bà ơi, mẹ ơi, u ơi, bá ơi…
Mụ Bột càng bối rối, ruột gan nóng như lửa. Việc gì phải y tá khám nữa, giá có ai dìu mình về thì hay, cho nó yên chuyện đi…Đầu mụ ngọ nguậy khe khẽ nhấc lên, mấy cuống rạ rơi xuống, nắng chói vào mặt làm mụ phải mở mắt ra, nhấp nháy mấy cái. Một bàn tay đàn ông vít đầu mụ xuống nói khẽ:
-    Nằm xuống.
Mụ lại để đầu xuống, đầu dốc quá càng khó chịu hơn trước, hơi thở cố nén mãi nay không giữ được nữa càng hổn hển. Võng đã mang đến, y tá lách vào, một vài người đẩy y tá đòi anh bộ đội đánh chết bà Bột phải ra nhận tội, xin lỗi trước nhân dân. Nhưng ai là người đânhs chết. Tiểu đội trưởng bộ đội chăng? Không phải. Anh ấy chỉ cầm tay bà cụ giữ lại. Vậy ai thụi, ai đá, bắt người đó ra nhân tội và xin lỗi. Nhưng làm gì có ai? Mà cũng không ai trông thấy sự hành hung đó nốt để làm chứng. Vậy làm thế nào? Án mạng xảy ra giữa ban ngày, trước đông người mà đã rắc rối, phức tạp không tìm ra đầu mối.
Tiếng khóc vừa lúc nãy ầm ĩ thế giờ đẫ im hẳn, không có tiếng thút thít nữa. Kể tình hình này mà khóc thì cũng vô lý thế nào ấy.
Vòng người đứng sát bờ lúa bắt đầu rẽ ra về trước. Rẽ ra đến đâu thì vòng người bó chặt chung quanh cũng tháo tung ra đến đó tản ra các đường về nớt. Lúc chạy đến họ gọi nhau í ới, mặt hớt hải, lo sợ thì lúc về họ chòng ghẹo nhau, nhại tiếng khóc, cười đùa ầm ầm.
Rồi về hết, cả ủy ban, cả bộ đội nữa vì mọi người đã thấy rõ sự thật rồi.
Trời bắt đầu tối, rồi tối hẳn. Sương mù trắng xóa. Mụ bột trước còn nằm nghiêng, chân duỗi, sau co dần, co mãi, hai tay thu vào long mà vẫn không thấy ấm hơn, mụ khẽ mở mắt, chung quanh tối đen, chẳng có người nào. Mụ khẽ nhấc đầu lên rồi chống tay ngồi hẳn dậy. Người ta định bỏ mặc mụ hay sao, ngần này tuổi đầu rồi mà còn bị chúng nó xúc siểm, xui dại. Lưng mỏi dừ vì cố nằm mãi một chiều suốt buổi. Mụ lần ra mép bờ, bò lên rồi tập tễnh về nhà. Con dâu ngồi ẵm con ở ngưỡng cửa thấy mẹ về hỏi một câu:
-    Bà đã về.
Y như bà đi làm đồng hay đi chơi ở hang xóm về chứ không phải bà vừa sống lại. Mụ ngồi ở thềm hè, cơn tức đã lên đến tận cổ:
- Chúng bay có để cơm tao không?
- Định nấu cháo mang ra cho bà, ông Lưu lại ngăn bảo cứ để bà nằm nốt đêm nay thì mai có đứa chết.
Mụ quay ra rít lên:
-    Ngày mai đứa nào chết, chỉ có đứa này chứ còn đứa nào. Chúng mày muốn cho bà chết nhưng bà còn sống để hưởng của trời, bà chẳng phải dại.
Rồi mụ cầm đen vào buồng xúc bát gạo đi nấu cơm.