www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


AN TƯ

Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng
Nhà xuất bản: Kim đồng
Giá bìa:26,000
Giá bán:26,000
Năm xuất bản: 2010

Vào thời điểm 2010, năm kỉ niệm một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, nhiều sự kiện lịch sử đã được làm sáng tả, nhiều nhân vật có công đức với thủ đô cũng đã được tôn vinh. Nhưng cách đây 67 năm, khi nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết tiểu thuyết lịch sử (1943), thì nhân vật này còn rất ít được biết đến. Nhà văn Như Phong, một đồng nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng có viết trong một hồi kí về ông đại ý rằng, khi Nguyễn Huy Tưởng viết thì các bạn ông, dù đều là những người có học sử nước nhà, nhưng không ai biết An Tư là ai cả…

Vào thời điểm 2010, năm kỉ niệm một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, nhiều sự kiện lịch sử đã được làm sáng tả, nhiều nhân vật có công đức với thủ đô cũng đã được tôn vinh. Nhưng cách đây 67 năm, khi nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết tiểu thuyết lịch sử (1943), thì nhân vật này còn rất ít được biết đến. Nhà văn Như Phong, một đồng nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng có viết trong một hồi kí về ông đại ý rằng, khi Nguyễn Huy Tưởng viết thì các bạn ông, dù đều là những người có học sử nước nhà, nhưng không ai biết An Tư là ai cả…
An Tư là một công chúa đời Trần, em ruột của Thượng hoàng Trần Thánh Tông và là cô của vua Trần Nhân Tông. Tương truyền, công chúa An Tư là người có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Gặp buổi giặc Nguyên Mông sang xâm lược, trước sức mạnh hung hãn của kẻ thù, triều đình đã quyết định cống An Tư cho tướng giặc Thoát Hoan để làm kế hoãn binh. Về sự kiện này,Đại Việt sử kí toàn thư có ghi 15 chữ: “Khiển nhân tống An Tư công chúa, vu Thoát Hoan dục thư quốc nan dã” (cho người đưa công chúa An Tư đến chỗ Thoát Hoan để làm thuyên giảm nạn nước). Dựa vào 15 chữ vắn tắt ấy, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng bằng khả năng sáng tạo mạnh mẽ và vốn kiến thức văn hóa – lịch sử phong phú, đã dựng lại thành một tiếu thuyết đầy chất sử thi. Nhà văn Như Phong, cũng trongbài hồi kí nói trên, cho biết: “Sự tích của bà công chúa quên mình báo nước này là một bi kịch vừa đau thương, vừa anh dũng, nhưng sử cũ chỉ để lại vài dòng. Phải có công phu nghiên cứu sử cũ một cách tinh tường và sáng tạo như anh Tưởng, mới phát hiện được ra những chuyện ấy và làm thành một tiếu thuyết lớn”…
Nguyễn Huy Tưởng không chỉ cốt khai thác khía cạnh bi kịch của nàng công chúa đời Trần – dù ông đã lấy tên nàng làm tiêu đề cho tác phẩm của mình, như một sự tôn vinh hành động hi sinh cao cả của nàng. Số phận nghiệt ngã của An Tư từ lúc gặp người yêu trước buổi chàng lên đường ra trận, đến khi nghe tin phũ phàng về quyết định của triều đình đem cỗng nàng cho Thoát Hoan, rồi mấy tháng ròng sống ê chề đau xót trong sào huyệt của kẻ thù, và cuối cùng là cái chết bi ai của nàng khi Thăng Long đã được giải phóng nhưng người yêu không còn nữa… Với những biến cố ấy trong số phận của một cá nhân, tác giả đã tái hiện hầu như trọn vẹn những sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai của vua tôi nhà Trần. Từ Hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long với quyết tâm đánh giặc trăm người như một, đến cảnh đại quân quy tụ về Vạn Kiếp để chịu sự điều binh khiển tướng của Quốc công Hưng Đạo; từ buổi chia li buồn thảm ở Thanh Hóa, nơi nhà vua và quan quân tiễn đưa An Tư đi nộp mình cho Thoát Hoan, đến cuộc phản công của quân ta đánh chiếm lại Thăng Long trong một trận huyết chiến giải cứu cho công chúa… Trong bối cảnh ấy, nhiều nhân vật đã được tái hiện với mức độ đậm nhạt khác nhau. Có thể nói, tác giả đã không bỏ qua một nhân vật lịch sử nào ở cả hai phía ta và địch. Bên ta, đó là những gương mặt tiêu biểu của Thăng Long, như Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Lê Văn Hưu, Trần Thì Kiến…; bên địch cũng hội đủ các tên tuổi khét tiếng trong lịch sử quân xâm lược Mông Cổ, như Thoát Hoan, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Toa Đô…
Trong bức tranh rộng lớn ấy, Nguyễn Huy Tưởng đã dành nhiều trang đặc tả kinh thành Thăng Long, từ tư thất của An Tư trong hậu cung dành cho các hoàng phi, công chúa, đến hoàng thành với những cung điện, đền đài, lầy son gác tía, vườn cây, hồ nước… Có khi, chỉ bằng một câu văn, tác giả cho chúng ta hình dung khá rõ về lối kiến trúc xưa: “An Tư bước qua bực cửa Thái Thanh, mở vào ao Ngoạn Thiền, trèo lên cầu Lâm Ba, rồi tiến vào cung Cảnh Linh là nơi Thoát Hoan đóng. Ở đây vườn hoa, cây cảnh, cầu nước, lâu đài, cùng hòa hợp để vẽ nên một cảnh không kém Bồng Lai…”. Và đây là một đoạn văn tả cảnh sinh hoạt của tướng giặc, nhưng qua đó cũng cho thấy được không ít về tính cách của người dân Thăng Long khi phải sống dưới ách chiếm đóng của quân xâm lược: “Điện Linh Quang còn có tên nữa là Trà điện, nơi hội họp rất thân mật của nhà vua và bách tính. Muốn lấy lòng dân, [Thoát] Hoan cũng theo cái tục thuần nhã ấy: mặc thường phục, không đeo kiếm, chàng cùng giai nhân ngự voi ra đấy hóng mát suốt ngày xem xiếc dân tình. Trong khi lòng kiêu ngạo lên tới cực điểm, Hoan không nhận rõ những sự giả dối giấu sau thái độ cung kính của đám dân đen và khóe mắt căm hờn, loang loáng như luồng kiếm sắc”… 
Số phận một cá nhân nhưng cũng là tiêu biểu cho những hi sinh mất mát của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. An Tư – tiểu thuyết về một bậc liệt nữ nhưng cũng là bức tranh toàn cảnh về lịch sử đất nước trong đó có kinh thành Thăng Long, ở vào một thời điểm đầy thử thách nhưng cũng rất đỗi hào hùng của dân tộc.