www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


HỒ SƠ VĂN HÓA MỸ

Tác giả: Hữu Ngọc
Nhà xuất bản: Thế giới
Giá bìa:115,000
Giá bán:115,000
Năm xuất bản: 2006

Cuốn sách mang tên Hồ sơ văn hóa Mỹ là một tập hồ sơ thì bạn dễ dàng tra cứu nhiều mục khác nhau, có thể bỏ qua một vài mục mà không ảnh hưởng gì đến các mục ở chương sau. Với giọng văn hóm hỉnh, cái nhìn khoáng đạt, ông đã cho ta thấy 1 nước Mỹ rất gần gũi, nơi mà một số không nhỏ những người dân gốc Việt đang sinh sống. Nước Mỹ - cái nôi của tự do với lịch sử còn rất non trẻ nhưng lại có sự phát triển diệu kỳ. Qua gần 1000 trang sách, chúng ta sẽ quên đi chiến tranh, để có 1 cái nhìn khác về 1 nước Mỹ nhân văn...

"Bàn về văn hóa Mỹ, Louis Puiseux (Lui Puyzơ), nhà khoa học và nhà văn Pháp, có lần nói với tôi: “Tôi cho là những người trí trức Việt Nam nên gạt bỏ những định kiến có thể có đối với tất cả những gì từ Mỹ đến”.
Có thể anh bạn tôi nghĩ đến chiến tranh Mỹ kéo dài ở Việt Nam. Nhưng nỗi đau xót của cuộc chiến ấy không thể khiến chúng ta quên một sự thật là nền văn hóa Mỹ là một bộ phận của văn hóa nhân loại.
Trong nhiều thiên niên kỷ, văn hóa Việt Nam đã hình thành bằng sự chung đúc văn hóa các dân tộc châu Á và Thái Bình Dương. Hình thành từ thiên niên kỷ I trước công nguyên ở lưu vực sông Hồng, nó vẫn bảo tồn bản sắc dân tộc trong khi tiếp thụ những nền văn hóa từ ngoài vào, chủ yếu văn hóa Trung Quốc (thời Cổ đại và Trung đại) và văn hóa Pháp, tức là văn hóa phương Tây (đầu thời Cận đại).
Trong không khí trao đổi văn hóa quốc tế từ sau cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, vấn đề tìm hiểu văn hóa Mỹ được đặt ra, nhất là sau khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận (1994).
Ở nước ta, có một kho tàng trước tác phong phú bằng tiếng Việt về những nền văn hóa châu Á - đặc biệt về Trung Quốc, Ấn Độ - và các nước Đông Âu. Đối với các nền văn hóa phương Tây, chúng ta biết rõ nhất là văn hóa Pháp.
Đối với văn hóa Mỹ, nhất là ở phía Bắc vĩ tuyến 17, chúng ta chưa có một cuốn sách nào trình bày có hệ thống và một cách sâu sắc.
Trong khi chờ đợi một tác phẩm bác học và toàn vẹn như thế, chúng tôi muốn đóng góp một phần khiêm tốn vào vấn đề ấy.
Sách này bắt đầu bằng hai câu hỏi: “Có một nền văn hóa Mỹ hay không? Nếu có thì cái hay cái dở của nó như thế nào?”. Chúng tôi đặt hai câu hỏi này cho hơn một chục bạn ở Mỹ (da trắng, da đen, da đỏ), Anh, Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Luxembourg; những bài trả lời được in nguyên, không bình luận, coi như bản dạo đầu xới vấn đề.
Văn hóa Mỹ được đề cập đến trong tám chương sau:
- Người Mỹ (huyền thoại nồi hầm nhừ - Những sắc thái tính cách Mỹ).
- Văn hóa - Tư tưởng - Tôn giáo - Khoa học.
- Cảnh quan một đất nước mang tính lục địa.
- Câu chuyện lịch sử hai trăm năm.
- Những diện mạo xã hội.
- Dạo chơi vườn văn Mỹ.
- Chân trời nghệ thuật Mỹ.
- Duyên nợ Mỹ - Việt.
Sách gồm những cảm tưởng, ghi chép, bài nghiên cứu, phóng sự, phỏng vấn, đối thoại, bản dịch thơ và văn xuôi, bảng tóm tắt tác phẩm, có cả thống kê và bảng khái quát - đa số của tác giả, nhưng cũng có những đóng góp của bạn bè Mỹ và nước ngoài khác, những bài của báo chí quốc tế...". (Tác giả).
Cuốn Hồ sơ văn hóa Mỹ được biên soạn với sự cộng tác của Laday Borton, Martha Hess và E.Vaughn Guloyan.
“Văn hóa Mỹ là gì? Diện mạo nó ra sao? Nó có những đặc điểm gì, đã đóng góp gì cho văn hóa nhân loại và có mặt nào tiêu cực? Từ nhiều năm nay, chưa có một cuốn sách nào đề cập đến vấn đề này một cách toàn diện… Chính vì thế, đứng về mặt thời điểm, Hồ sơ văn hóa Mỹ ra đời thật đúng lúc. Nó được coi là cuốn best-seller (sách bán chạy nhất trong năm)". (Tạp chí Cộng sản).
“Tôi khoe với các bạn Việt Nam cuốn Hồ sơ văn hóa Mỹ và phải mất nhiều thời gian, khó khăn mới đòi lại được. Đây là một cuốn sách dày, muốn đi sâu vào điểm nào cũng được, cũng có thể giở từ bài nọ sang bài kia để xây dựng một tri thức chung". (A Journal of Recent History anh Contemporary Issues - Woodbidge CT - báo Mỹ).

MỤC LỤC

Cùng một tác giả
Giới thiệu tác giả
Lời đầu sách
I. Nhập đề - Có một nền văn hóa Mỹ không?
Phỏng vấn một số bạn người Mỹ và không phải người Mỹ
Văn hóa Mỹ ư? Xin lấy tôi làm thí dụ
Không có một nền văn hóa Mỹ
Cũng như đối với tuyết, cứ lăn vào, trước lạ sau quen
Cái xấu nhiều hơn hẳn cái tốt
Chúng ta thấy xuất hiện từ Hoa Kỳ một nền văn hóa rất đa dạng và phức tạp
Xã hội chúng tôi có nhiều nền văn hóa
Điều tôi thích nhất ở nền văn hóa Mỹ là sự hứa hẹn của nó
Văn hóa Mỹ, một thách thức đối với tương lai
Người trí thức Việt Nam nên gạt bỏ những định kiến đối với những gì từ Mỹ đến
Vui buồn của một người Mỹ da đỏ
Nhiều điều tôi không thích ở nước tôi dường như là những cái thái quá của chính những điều tôi ưa chuộng
Một sắc thái văn hóa Mỹ da đen
Ở người Mỹ, mỗi điểm hay có ngay một điểm dở đối lập
II. Người Mỹ
A. Huyền thoại “Nồi hầm nhừ”
Những huyền thoại truyền thống về người Mỹ có đúng không?
Khái niệm “Nồi hầm nhừ” có giá trị đến đâu?
Tôi đã trở thành công dân Mỹ như thế nào?
Đời sống hoang sơ của người Eskimo
Cư dân đầu tiên trên đất Mỹ
Người da đỏ bị diệt chủng?
Một người da đỏ bất khuất
Hỡi người Mỹ da đen, người là ai?
Đường ray bí mật và Harriet Tubman
Hội kín K.K.K và Lynch
Người da đen và cảm xúc tôn giáo lâm ly
Chân dung một nữ thẩm phán da đen
Gốc rễ Ý
Người Mỹ da vàng
Sự thách thức của người Mỹ gốc Latinh có văn hóa Tây Ban Nha
B. Những sắc thái tính cách Mỹ
Tính cách dân tộc và văn hóa Mỹ qua biến diễn lịch sử
Tinh thần Miền biên cương
Một số nét tâm lý Mỹ
Lề thói Mỹ
Hành vi Mỹ
“Phân tách văn hóa: “Người Mỹ và người Pháp”
Tính dân tộc qua hài hước
Những thể nghiệm Cộng đồng không tưởng trên đất Mỹ
“Thế hệ bị mất”: những năm 20 thế kỷ XX
Babbitt, người công dân Mỹ lý tưởng
Một người Mỹ hiền khô
Thế hệ thanh niên “Beatnik”, những “con tàu say”
Thế hệ im lìm: thập kỷ 50
Chuyện trò với một nhà xã hội học Mỹ - Những năm 70
III. Văn hóa - Tư tưởng - Tôn giáo - Khoa học
Bản sắc văn hóa phương Tây
“Văn hóa Mỹ là gì”?
Những giá trị văn hóa Mỹ
“Chớ có tin ai tuổi quá 30!” - Thế hệ “phản văn học” của những năm 60
Nhà nước pháp quyền Hoa Kỳ: một quan niệm về dân chủ và pháp luật
Cách đây một thế kỷ rưỡi, Tocqueville
Một nhận thức về văn hóa và chính sách Mỹ, sau khi khối Đông Âu sụp đổ
Chủ nghĩa thực dụng, triết học Mỹ tiêu biểu
Biết sống, biết chết
Emerson và “Bản tuyên ngôn độc lập trí thức Mỹ”
Bạn của yên tĩnh và thiên nhiên: Thoreau
Tôn giáo ở Mỹ
Sắc thái tôn giáo buổi đầu dựng nước
Chủ nghĩa tôn giáo duy vật Mỹ
Chị Lý, người bạn Mỹ Quaker
Thoáng qua khoa học Mỹ
Sơ bộ về Tâm lý học Mỹ
Thành tựu y học Mỹ
Một hướng mới trong y học Mỹ
Từ da đen đến da vàng
Một số nét văn hóa Mỹ
Văn hóa và chiến tranh văn hóa
IV. Cảnh quan một đất nước mang tính lục địa
Hoa Kỳ “một thoáng”
Qua năm chục bang
Niagara, kỳ quan thế giới thứ tám
Bên dòng Mississippi, “Ông Tổ sông nước”
Nhà Trắng
Bức thư New York
New York của tôi
Tôi sống ở New England
Kỷ niệm mối tình đầu “San Francisco” của một người dân New England
Hawaii và Việt Nam
Từ câu chuyện ở Honolulu
Một chuyến đi Alôha
Muôn màu sắc
V. Câu chuyện lịch sử hai trăm năm
Vở kịch chín màn
Những mốc lịch sử
Lá cờ Hoa Kỳ
Quốc ca Hoa Kỳ
Đại Ấn của Hoa Kỳ
Tượng Bà đầm xòe
Bài ca chiến tranh cách mạng Yankee Doodle
10 danh nhân lịch sử Mỹ
Những ông chủ Nhà Trắng
Washington, lịch sử và huyền thoại
Danh với núi sông: Jefferson và Trường Đại học tổng hợp Virginia
Một gương tự lập và tự học: Benjamin Franklin
Chúa Giê-xu Mỹ: Lincoln
“Điều duy nhất đáng sợ là bản thân tự sợ hãi”
Nếu J.F.K. còn sống
VI. Những diện mạo xã hội
Sống ở Mỹ
Một xã hội tiêu thụ
Câu chuyện “Đô-la”
Nhà triệu phú Mỹ
Mỗi nhà một máy bay
Khôn sống mống chết
Một kiểu kinh doanh độc đáo
Người hạnh phúc nhất thế giới
Bất bình đẳng ở Mỹ
Những người màn trời chiếu đất ở Mỹ
Chuyện ăn uống kiểu Mỹ
Món ăn liền
Ảnh hưởng món ăn da đen ở Mỹ
Chăm sóc sức khỏe, một vấn đề cộm
Cẩn thận về mùi hôi của thân thể
Hệ thống giáo dục Mỹ: chỗ mạnh và chỗ yếu
Đôi điều về giáo dục đại học
Trường Đại học Harvard
Lỗ hổng trong nền giáo dục Mỹ
Một ngày của học sinh Mỹ
Bạo lực và tội phạm
Quan hệ nam nữ và vấn đề tình dục
Người người tình dục đồng giới Mỹ
Gia đình và con cái
Một người phụ nữ mù - câm điếc làm cố vấn quan hệ quốc tế
Lá phiếu gian khổ của phụ nữ Mỹ
Samuel Gompers và lao động Mỹ
Chính khách phải biết hài hước
Có nên và có quyền xử tử không?
Chuyện kiện tụng và xử án ở Mỹ
CIA, một tổ chức gián điệp và phản gián (CIA)
Có thể nói với bất cứ ai, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu
Cuộc đấu tranh của những đài TV nhỏ và độc lập
Báo chí sống bằng thóc mách
Thể thao là vua
Những vấn đề ám ảnh nước Mỹ
VII. Dạo chơi vườn văn Mỹ
Sơ đồ văn học Mỹ
Nhận diện 9 nhà văn Mỹ được giải thưởng Nobel
9 nhân vật nổi tiếng trong văn học Mỹ
Irving, ông Tổ nền văn học Mỹ
Với biển cả, biên cương và da đỏ - Fenimore Cooper
Con cánh cam vàng và con quạ của Edgar Poe
Hawthorne, nhà văn khơi sâu tâm lý tội lỗi
Whitman, nhà thơ vô định hiện thân giấc mơ cuồng nhiệt của Đất mới
Mũi tên và bài ca của nhà thơ Longfellow
Beecher-Stowe và túp lều của bác Tôm
Bậc thầy của văn học trào phúng: Mark Twain
Jack London, nhà văn vô sản Mỹ đầu tiên
Dreiser, cao điểm văn học hiện thực Mỹ
Fitzgerald, nhà văn của kỷ nguyên nhạc Jazz
Hemingway, một cuộc đời lãng mạn tìm kiếm hiểm nguy và phiêu lưu
Dos Passos phê phán xã hội tư bản Mỹ
Một bậc thầy của tiểu thuyết hiện đại phương Tây: Faulkner
Steinbeck, cây bút tự nhiên chủ nghĩa miêu tả nông dân vô sản Mỹ
“Cuốn theo chiều gió” và cô gái ba chìm bảy nổi trong bối cảnh nội chiến
Pearl Buck và tâm hồn Trung Quốc nghìn xưa
Một nhà thơ Mỹ hôm nay
Di sản văn hóa da đen: nhà văn nữ Toni Morrison
Chuyện phiếm về ngoại ngữ
Sêchxpia gần sinh viên Việt hơn sinh viên Mỹ
VIII. Chân trời nghệ thuật Mỹ
Nét chung của nghệ thuật Mỹ
Chuyện miên man về Hollywood và điện ảnh Mỹ
Charlot, thiên tài tầm cỡ Môlierơ và Sếchxpia
Từ phim Imax tới sự ưu việt của các thể loại nghệ thuật
Thần tượng Garbo
Gary Cộp
Mỹ nhân tự cổ: huyền thoại Marilyn
Quán quân về cưới chồng: Elizabeth Taylor
Một diễn viên da đen nhiều triển vọng
Một buổi xem phim ly kỳ
Chiến tranh Việt Nam: một đề tài thời sự  và lâu dài của điện ảnh Mỹ
Phim truyện truyền hình ở Mỹ
Điểm qua sân khấu Mỹ
Âm thanh Mỹ
Vài nét về nghệ thuật múa Mỹ
Một bật thầy vũ đạo Nga tạo ra nghệ thuật ba-lê Mỹ
Nhún nhảy quay cuồng là Rock’ n’ Roll
Âm nhạc da đen, tiếng vọng lịch sử và nỗi đau truyền kiếp
Đôi điều về kiến trúc Mỹ
Tìm hiểu nghệ thuật tạo hình Mỹ
Phương Đông gặp gỡ phương Tây: Phạm Tăng và Vance Kirkland
IX. Duyên nợ Mỹ - Việt
Tiếp xúc Việt - Mỹ đầu tiên không thành
Bùi Viện và mũi nàng Clêopatrơ
Nhật ký của một người lính Mỹ chết trận ở Việt Nam
Thư ngỏ của Anne Morrison
“Hanna” Thu Hương, tiếng vọng ngày xanh
Tản mạn về cộng đồng người Việt ở Mỹ
Thanh thiếu niên gốc Việt tại Mỹ
Trí thức Việt kiều ở Mỹ với quê hương
Người Mỹ gốc Việt từ vũ trụ đến Nam Cực
Người thầy thuốc Mỹ gốc Việt có phép màu
Bâng khuâng và ngậm ngùi
Từ New York
Viết gia phả
Xuân người xa xứ
Buổi chiều tịch mịch
Thê xế chiều ở hải ngoại
Nhớ phở Bắc
Người Việt ở Mỹ: hai thế hệ
Gia đình Việt Nam ở Mỹ
Người Việt ở Mỹ: thế hệ thứ hai
Văn học Mỹ và chiến tranh Việt Nam
Ấn tượng “da cam”
Hai cựu binh sĩ Mỹ - Việt triển lãm chung ảnh
Trở lại Việt Nam
Cùng thăm chiến trường xưa
Đôi công hấp dẫn
Cô hồn Mỹ ở đất Việt và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du
Làm phim hòa giải
Một cuộc phỏng vấn
Lời cuối sách
Người lang thang trên các nẻo đường văn hóa
Thư mục