www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


AN DƯƠNG VƯƠNG XÂY THÀNH ỐC

Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng
Nhà xuất bản: Kim đồng
Giá bìa:20,000
Giá bán:20,000
Năm xuất bản: Quý III / 2010

Tôi được đọc Tìm mẹ từ những ngày chống Pháp. Một tập sách mỏng, từ Việt Bắc gửi vào. Giấy không trắng, mực lại nhạt. Nhưng vỡi câu chuyện hấp dẫn, cách kể độc đáo, những tình cảm tập sách gợi lên cứ như còn mãi đó trong lòng tôi. Qua bao nhiêu tháng, qua bao nhiêu năm…

NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ NHỮNG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI
Tôi được đọc Tìm mẹ từ những ngày chống Pháp. Một tập sách mỏng, từ Việt Bắc gửi vào. Giấy không trắng, mực lại nhạt. Nhưng vỡi câu chuyện hấp dẫn, cách kể độc đáo, những tình cảm tập sách gợi lên cứ như còn mãi đó trong lòng tôi. Qua bao nhiêu tháng, qua bao nhiêu năm…
Tập kết ra Bắc, trong một cuộc họp, tôi bỗng được gặp tác giả Tìm mẹ:
- Nguyễn Huy Tưởng à? Nguyễn Huy Tưởng đấy!
Một con người ít nói (nhưng khi đã say chuyện thì có thể kể chuyện suốt buổi không biết mệt), vẻ mặt đôn hậu, đôi mắt hay nhìn ra xa và thỉnh thoảng nghe chuyện gì vui chỉ tủm tỉm cười.
Ngôi nhà Nguyễn Huy Tưởng ở một góc phố đường Bà Triệu bỗng chốc đã thành nơi gặp mặt của những người say mê với công việc sáng tác cho các em lúc bấy giờ: Tô Hoài, Lưu Hữu Phước, Thy Ngọc, Hồ Thiện Ngôn, Phạm Hổ… Có thể nói đó là hạt nhân của Nhà xuất bản Kim Đồng sau này… Và chúng ta không ai quên, người phụ trách đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng chính là nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
Mãi về sau, tình cờ tôi mới được nghe kể tỉ mỉ về chuyện Nguyễn Huy Tưởng đã viết Tìm mẹ như thế nào. Người kể chính là tác giả của Dế mèn phiêu lưu ký, người bạn rất thân của tác giả Tìm mẹ:
- Chúng mình đang họp… Nguyễn Huy Tưởng cứ vừa họp, vừa viết. Xong trang nào lại chuyển cho anh em ngồi ở xung quanh đọc luôn. Nguyễn Huy  Tưởng càng viết càng say. Người xung quanh càng đọc càng sốt ruột chờ đợi để đọc…
Nguyễn Huy Tưởng cũng đã say sưa như vậy khi viết tập sách cuối cùng của đời mình cho các em: Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Người kể chính là chị Trịnh Thị Uyên, vợ của tác giả:
- Hồi ấy nhà tôi đã yếu rồi, vậy mà đêm nào cũng thức viết rất khuya. Tôi lo quá, ra khuyên là nên đi ngủ, ngày mai viết tiếp… Chiều ý tôi, nhà tôi làm theo ngay. Nhưng lúc tôi thức giấc thì đã lại thấy buồng ngoài đèn sáng. Nhà tôi lại đang viết, mê mải đến không biết là tôi đang đứng ngay ở phía sau lưng…
Và chúng ta ai cũng biết, viết xong Lá cờ thêu sáu chữ vàng, tác giả đã vào luôn bệnh viện rồi từ đấy không còn trở về nhà mình nữa…
Tôi đã có lần nhận xét: Nhiều khi tâm huyết của một nhà văn lộ rõ ngay ra trong việc đặt lên nhân vật của mình. Khi Nguyễn Huy Tưởng đặt cho hai em bé trong Tìm mẹ hai cái tên Nhà và Gạo, chính tác giả đã nhờ bố mẹ của hai em nói hộ tấm lòng mình khi nghĩ đến cảnh sống và ước mơ của đồng bào mình, nhân dân mình, trước ngày Cách mạng Tháng Tám thành công:
Khi đẻ đứa con nhớn, người bố nói:
- Mình làm ăn suốt ngày suốt tháng mà cái nhà cũng không có mà ở. Thôi, đặt tên cho nó là Nhà để sau này nó có cái nhà trú mưa trú nắng.
Người mẹ nói:
- Thế thì đặt tên cho nó là thằng Nhà.
Vừa nói vừa ứa nước mắt.
Khi đẻ đứa con gái, người bố nói:
- Mình làm ăn suốt ngày suốt tháng, mà gạo chẳng có mà ăn. Thôi, đặt tên cho nó là Gạo để sau này nó còn có hột gạo ăn.
Người mẹ nói:
- Thế thì đặt tên cho nó là Gạo.
Vừa nói vừa ứa nước mắt.
Có thể nói, điều nổi lên rõ nhất lớn nhất của các tác phẩm viết cho các em (và cả cho người lớn) của Nguyễn Huy Tưởng là lòng yêu đất nước, yêu dân tộc. Niềm tự hào về đất nước, về dân tộc hết sức sâu sắc và lắng đọng.
Tôi lại nghĩ, chính nhờ có lòng yêu ấy, niềm tự hào ấy mà bất cứ viết về thể loại nào, Nguyễn Huy Tưởng cũng đều có thể thành công: Con Cóc là cậu ông Giời, Tìm mẹ, An Dương Vương xây thành Ốc, Thằng Quấy (truyện cổ tích); Năm anh hàng thịt, Hai bàn tay chiến sĩ (truyện chiến đấu); Kể chuyện Quang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ vàng (truyện lịch sử) v.v…
Văn Nguyễn Huy Tưởng đôn hậu như người. Anh thường thủ thỉ, tâm tình. Anh cũng hay cười tủm tỉm trong văn. Con cóc sau khi đánh thẳng trời, buộc trời phải làm theo lời mình, khi trở xuống trần đã lui vào trong hang nằm nghỉ và vừa nghỉ vừa “cười thầm trong bụng”. Chỉ có mấy chữ “cười thầm trong bụng” mà nghe thật là thâm thúy.
Có thể nói thêm một điều này nữa: Trong câu văn của Nguyễn Huy Tưởng, chúng ta không bao giờ thấy lộ ra bóng dáng của điều ác mặc dù anh có miêu tả kẻ ác với tất cả lòng căm ghét – nhưng căm ghét không có nghĩa là ác. Nói rõ hơn: Điều ác không có ở trong lòng anh. Văn anh là yêu thương, là đầm ấm, là bao dung…
Rõ ràng càng đọc Nguyễn Huy Tưởng, càng thấy yêu văn và càng thấy yêu người.