www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


NHẬT KÝ PHI THƯỜNG

Tác giả: Từ Triệu Thọ - Dịch giả: Trần Quỳnh Hương
Nhà xuất bản: Văn học
Giá bìa:63,000
Giá bán:63,000
Năm xuất bản: Quý I / 2008

Nhật ký phi thường được đánh giá là cuốn tiểu thuyết tâm lí giới tính đầu tiên của Trung Quốc. Nó khiến con người phải thức nhận, phải đối diện với biến thái tâm sinh lí thực của con người như một hiện tượng tự nhiên, chứ không phải kì thị và tránh né, hay ghê tởm nó như một cái gì xa lạ, đáng sợ. Chỉ có trực diện với thế giới tâm lí phức tạp, con người mới có thể vượt qua những ẩn ức, những cám dỗ, để hình thành nhân cách lành mạnh. 

Nhật ký phi thường xoay quanh câu chuyện về một cuốn nhật ký, nó là những tự sự chân thực của chàng trai Lâm Phong khi trực diện với thế giới của chính anh, đối diện với rất nhiều những suy nghĩ tăm tối, những ám ảnh tội lỗi, những biến thái trong đời sống tâm sinh lí tuổi thanh niên. Nhưng sẽ chẳng có gì xảy ra, nếu những tự truyện đó mãi mãi nằm trong im lặng của bí mật cá nhân... 
Rắc rối bắt đầu khi Lâm Phong gửi cuốn nhật ký cho người thầy mà anh tin tưởng – Dư Vĩ. Dư Vĩ lại đồng ý cho bạn gái và bố của bạn gái anh đọc. Từ đây, cuộc đời và những bí mật riêng tư của Lâm Phong bị phơi bày ra ánh sáng. Mọi người phát hiện ra Lâm Phong chính là kẻ làm những việc bất bình thường, vốn là một trọng tâm bàn tán của trường Đại học Phương Bắc bấy lâu nay, như chuyên xin tất phụ nữ, lấy trộm đồ mặc trong của họ… Những mặc cảm phạm tội, những ám ảnh tình dục không được giải tỏa của một sinh viên đại học và thế giới học đường được ghi chép lai một cách chân thực, không che đậy…trong nhật ký đã gây nên biết bao sóng gió cho chủ nhân nó. 
Nhật ký phi thường được đánh giá là cuốn tiểu thuyết tâm lí giới tính đầu tiên của Trung Quốc. Nó khiến con người phải thức nhận, phải đối diện với biến thái tâm sinh lí thực của con người như một hiện tượng tự nhiên, chứ không phải kì thị và tránh né, hay ghê tởm nó như một cái gì xa lạ, đáng sợ. Chỉ có trực diện với thế giới tâm lí phức tạp, con người mới có thể vượt qua những ẩn ức, những cám dỗ, để hình thành nhân cách lành mạnh. 
Điểm nổi bật ở Nhật ký phi thường là kết cấu truyện lồng truyện của nó. Khác với một số tác phẩm cũng chọn dạng thức kết cấu này, nhưng có sự gián cách rất nhiều giữa hai thế giới được kể, Nhật ký phi thường lại tạo sự liền mạch, và mối liên hệ chặt chẽ của thế giới nhật ký và thế giới xung quanh người đọc nhật ký. Những điều sâu kín được Lâm Phong kể lại trên trang viết, giải thích sáng rõ cho những hiện tượng xảy ra trong trường đại học của anh. Đối diện với mọi người, Lâm Phong luôn tự ti về bản thân mình, luôn tìm cách che giấu cái tôi cá nhân. Chỉ trong không gian nhật ký, chàng sinh viên trẻ cô độc này mới đủ dũng cảm để đối diện với những sự thực đáng xấu hổ về bản thân, tự phán xét và tự cứu chính mình. Nhân vật trên hành trình kiếm tìm ý nghĩa tồn tại của mình trên thế gian, có thể bị gục ngã vì đau khổ và mệt mỏi, nhưng khát vọng sống lành mạnh, sống có ý nghĩa thì vẫn tiếp tục, cả khi câu chuyện khép lại. Vì vậy, cuộc đấu tranh âm thầm và khốc liệt để hoàn thiện mình của nhân vật thực sự có sức lôi cuốn và rung động sâu sắc trái tim người đọc. 
Nhật ký phi thường đã chạm đến những ranh giới mỏng manh giữa tiểu thuyết và đời thường, giữa khát vọng cá nhân với những định kiến, những chuẩn mực thông thường của xã hội. Nó đặt vấn đề về vai trò và trách nhiệm của người cần bút, nhắc nhở người đọc về cách ứng xử thích hợp, có văn hóa với thế giới hư cấu, thế giới nghệ thuật. 
Nhắc đến Nhật ký phi thường, Từ Triệu Thọ đã từng tâm sự, với cuốn tiểu thuyết này, anh thực sự bước vào con đường không thể nào quay lại, con đường văn chương. Ngay từ tác phẩm đầu tiên, đã nhận được rất nhiều quan tâm từ độc giả, Nhật ký phi thường là một mốc thật đáng nhớ trong cuộc đời văn nghiệp của tác giả. 
Xuất hiện năm 2002, do Nhà xuất bản Văn nghệ Đôn Hoàng ấn hành, Nhật ký phi thường một thời từng là đối tượng công kích kịch liệt của giới phê bình văn nghệ Trung Quốc, đồng thời dẫn đến một cuộc thảo luận rộng rãi trong giới giáo dục về vấn đề giới tính của thanh thiếu niên, được Thời báo Khoa học bình họn là một trong mười chủ đề nóng nhất trong các trường học Trung Quốc, được báo Giáo dục Trung Quốc gọi là: “Nỗi phiền não của thanh thiếu niên thời đại mới”, và bị in lậu nhiều vô số kể.