www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


HÀNH TRÌNH QUA ĐỊA NGỤC

Tác giả: Alice H. Amsden - Dịch giả: Lê Trang Nhung
Nhà xuất bản: Lao động
Giá bìa:62,000
Giá bán:62,000
Năm xuất bản: 2011

Trong cuốn sách "Hành Trình Qua Địa Ngục", Alice Amsden đã đưa ra một biện luận đầy tính khiêu khích là các nước đang phát triển càng được tự do quyết định chính sách của mình bao nhiêu, thì nền kinh tế của họ càng phát triển nhanh bấy nhiêu. Sự cứng nhắc gần đây của Mỹ - chỉ vì một mục đích duy nhất là áp đặt những quy định, luật, và thể chế giống nhau cho tất cả các nước đang phát triển chịu sự ảnh hưởng của Mỹ - đã trở thành phông màn làm nổi bật lên hai người khổng lồ mới là Trung Quốc và Ấn Độ...

Từ Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến tận thập niên 1980, các nước nghèo, bao gồm rất nhiều quốc gia ở châu Phi và Trung Đông đều chỉ đạt mức tăng trưởng rất thấp. Các ngành công nghiệp mới nở rộ, các công việc tay nghề cao tăng theo cấp số nhân, một phần nhờ vào việc các chính sách linh hoạt của Mỹ đã quan tâm đến tính đa dạng của thế giới thứ ba và sự nhận thức đúng đắn về những kiến thức lâu đời của các nước này về cách thức nền kinh tế của họ vận hành.
Sau đó, đến thời kỳ của tổng thống Reagan, chính sách của Mỹ đã thay đổi. Định nghĩa về laissez-faire (chính sách tự do kinh doanh) đã chuyển đổi từ “Hãy làm theo cách của bạn” thành “Hãy làm theo cách của chúng tôi” một cách hống hách. Các nước đang phát triển tăng trưởng chậm lại, sự bất bình đẳng về thu nhập tăng lên vùn vụt, và các cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra dữ dội. Chỉ có các nền kinh tế Đông Á từ chối tuân theo quy định của Washington và tiếp tục phát triển. Tại sao lại như vậy?
Trong cuốn sách "Hành Trình Qua Địa Ngục", Alice Amsden đã đưa ra một biện luận đầy tính khiêu khích là các nước đang phát triển càng được tự do quyết định chính sách của mình bao nhiêu, thì nền kinh tế của họ càng phát triển nhanh bấy nhiêu. Sự cứng nhắc gần đây của Mỹ - chỉ vì một mục đích duy nhất là áp đặt những quy định, luật, và thể chế giống nhau cho tất cả các nước đang phát triển chịu sự ảnh hưởng của Mỹ - đã trở thành phông màn làm nổi bật lên hai người khổng lồ mới là Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đã xây dựng sức mạnh kinh tế của mình theo một cách riêng. Amsden đã miêu tả hai thời đại của mối quan hệ giữa Mỹ và các nước đang phát triển như là “Thiên đường” và “Địa ngục” - một đế chế mang lại lợi ích và hiểu biết về chính trị, còn ngay sau đó là một đế chế độc tài. Liệu đế chế tiếp theo của Mỹ sẽ rút ra được kinh nghiệm gì từ đế chế độc tài đó?
Amsden đã biện luận thuyết phục rằng thế giới - và cả Hoa Kỳ - sẽ phồn thịnh hơn nếu các trung tâm quyền lực đưa ra những chính sách thận trọng hơn thay vì các hệ tư tưởng cứng nhắc. Nhưng bà cũng đặt ra câu hỏi, liệu điều đó có xảy ra?