www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


NGHI LỄ THỜ CÚNG TỔ TIÊN, ĐỀN CHÙA, MIẾU PHỦ

Tác giả: Trương Thìn
Nhà xuất bản: Hà Nội
Giá bìa:45,000
Giá bán:45,000
Năm xuất bản: Quý I / 2007

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, rủi ro; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm điều ác...

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, rủi ro; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm điều ác...
Thờ cúng tổ tiên, vì thế là một tín ngưỡng vừa tầm với tất cả mọi người. Nó không đi với cực đoan, cuồng tín. Ở đó không có thiên đường và địa ngục, không có những ân thưởng siêu việt, cũng không có những trừng phạt ghê gớm. Thứ tín ngưỡng này nhẹ nhàng trong tâm hồn con người, nhưng không phải vì thế mà không đủ độ sâu lắng. Người Việt dù đi đâu, ở đâu, vẫn hướng về quê cha đất tổ, nơi có bàn thờ tổ tiên, nới có mồ mả cha ông mình...
Hiện nay, đất nước ta có trên 15 triệu hộ gia đình, nhưng hầu như không có gia đình nào là không thờ cúng tổ tiên, không thực hành lễ nghi theo tập tục trong gia đình và cộng đồng. Có nhiều gia đình mẹ theo đạo phật, cha theo đạo kitô, con không theo tôn giáo nào, nhưng trong gia đình không bao giờ có sự xích mích về tôn giáo và cũng không ai dè bỉu chê bai ai.
Chúng ta điều biết Nho và Đạo vốn từ Trung Hoa cổ đại, cùng với Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam từ rất sớm, tồn tại gần như song song gần 2000 năm và đã trở thành những yếu tố tạo nên văn hoá Việt Nam, của khu vực bác học cũng như bình dân. Vai trò của mỗi tôn giáo có khác nhau, nhưng chưa hề có chiến tranh tôn giáo xảy ra ở Việt Nam.
Thái độ khoan dung, chấp nhận với nhau đó được gọi là "tam giáo đồng nguyên" và "tam giáo đồng quy". Thời Lý, Trần chọn người giỏi trong cả ba đạo vào triều đình làm việc, tổ chức thi "tam giáo"; đền thờ đạo Nho, chùa thờ Phật và quán của Đạo cùng tồn tại bên nhau, nhiều nơi còn có đền thờ tam giáo với hương khí thờ các vị thánh của ba đạo Nho, Phật, Đạo.
Mặc dù có sự pha trộn tôn giáo, nghi lễ và tín ngưỡng khác nhau, nhưng người Việt vẫn lấy sự thờ cúng tổ tiên làm trọng. Mở rộng ra cộng đồng làng xã là tín ngưỡng thành hoàng, đối với cả dân tộc là tín ngưỡng tứ bất tử, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng về cội nguồn Hùng Vương.

MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương 1: Nghi lễ thờ cúng ở gia đình
Thờ phụng tổ tiên
Kỵ nhất, hiếu hỷ, sóc vọng
Lễ tiết trong năm
Chương 2: Nghi lễ thờ cúng ở những nơi thờ tự công cộng
Vài nét về tôn giáo, tín ngưỡng dân gian Việt Nam
Nghi lễ thờ cúng ở đền, phủ với tín ngưỡng thờ Mẫu
Đình với tín ngưỡng thành Hoàng Làng
Chùa ở Việt nam và nghi lễ thờ cúng dân gian
Thờ đạo Nho ở Việt Nam
Đạo công giáo ở Việt Nam
Chương 3: Phụ lục.