www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THỰC HÀNH (Đạo Đức Học) (Bìa cứng)

Tác giả: Immanuel Kant - Dịch giả: Bùi Văn Nam Sơn
Nhà xuất bản: Tri thức
Giá bìa:80,000
Giá bán:80,000
Năm xuất bản: Quý I / 2007

Phê phán lý tính thực hành (1788) là quyển thứ hai trong “bộ ba” Phê phán nổi tiếng của I. Kant và là một trong các tác phẩm quan trọng nhất trong kho tàng triết văn thế giới về nền tảng của đạo đức học: Quy luật luân lý là cơ sở để nhận thức về Tự do; Tự do là cơ sở cho sự tồn tại của Quy luật luân lý...

“Phê phán lý tính thực hành và sự phản tư đạo đức học”
Phê phán lý tính thực hành (1788) là quyển thứ hai trong “bộ ba” Phê phán nổi tiếng của I. Kant và là một trong các tác phẩm quan trọng nhất trong kho tàng triết văn thế giới về nền tảng của đạo đức học: Quy luật luân lý là cơ sở để nhận thức về Tự do; Tự do là cơ sở cho sự tồn tại của Quy luật luân lý.
“Hai điều tràn ngập tâm tư với sự ngưỡng mộ và kính sợ luôn luôn mới mẻ và gia tăng mỗi khi nghĩ đến, đó là: bầu trời đầy sao trên đầu tôi và quy luật luân lý ở trong tôi”. (Phê phán lý tính thực hành - Kết luận, A289).
Theo Kant, một nền triết học nghiêm chỉnh là phải hướng về những vấn đề cơ bản của con người, được thể hiện trong các “ mối quan tâm của Lý tính ”. Các mối quan tâm này quy lại thành ba câu hỏi lớn : Tôi có thể biết gì ? Tôi phải làm gì ? Tôi được phép hy vọng gì ? (Phê phán lý luận thuần túy, B833). Kant dành quyển Phê phán Lý tính thuần túy để trả lời câu hỏi thứ nhất ; quyển Phê phán Lý tính thực hành, hay nói rộng hơn, triết học đạo đức và pháp quyền, để trả lời câu hỏi thứ hai ; và, trong các tác phẩm tương đối ngắn về triết học lịch sử và triết học tôn giáo để trả lời câu hỏi thứ ba. Quyển Phê phán năng lực phán đoán (Mỹ học và Mục đích luận) là “ cầu nối ” quan trọng giữa cả ba câu hỏi với tầm quan trọng đặc biệt về hệ thống lẫn về nội dung.

MỤC LỤC
Mấy lời giới thiệu và lưu ý của người dịch: "Phê phán lý tính thực hành v à sự phản tư đạo đức học"
Immanuel Kant Phê phán lý tính thực hành
Lời tựa
Lời dẫn nhập
Chú giải dẫn nhập: Lời tựa và Lời dẫn nhập: 1 (A3-A32)
Phần 1: Học thuyết cơ bản về lý tính thuần túy thực hành
Quyển 1: Phân tích pháp về lý tính thuần túy thực hành
Chương 1:
Về các nguyên tắc của lý tính thuần túy thực hành
Chương 2:
Khái niệm về một đối tượng của lý tính thuần túy thực hành
Bảng các phạm trù của tự do
Về điểm hình luận (Typik) của năng lực phán đoán thuần túy thực hành
Chương 3
Về những động cơ của lý tính thuần túy thực hành
Khảo sát phê phán đối với phân tích pháp về lý tính thuần túy thực hành
Quyển 2: Biện chứng pháp của lý tính thuần túy thực hành
Chương 1
Về một phép biện chứng của lý tính thuần túy thực hành nói chung
Chương 2
Về biện chứng pháp của lý tính thuần túy trong việc định nghĩa về "sự Thiện-tối cao"
Phần 2:
Học thuyết về phương pháp của lý tính thuần túy thực hành
Kết luận
Bảng chỉ mục tên riêng
Bảng chỉ mục vấn đề và nội dung thuật ngữ
Thư mục chọn lọc
Phụ lục: Danh mục chi tiết các tác phẩm đã xuất bản Của I.Kant