www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


HÀNH TRÌNH TỚI LHASA (Bìa cứng)

Tác giả: Huỳnh Văn Thành
Nhà xuất bản: Tôn giáo
Giá bìa:86,000
Giá bán:86,000
Năm xuất bản: 2007

Một hành trình phiêu lưu, táo bạo nhưng đầy ý nghĩa và cũng thật tuyệt vời của Alexandra David-Neel - người phụ nữ da trắng đầu tiên đặt chân đến thánh địa Lhasa - năm 1923 - thành lũy thiêng liêng nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng.
Với những quan sát và nhận xét tinh tế, thông minh lẫn những cảm nhận không gian phương Đông huyền bí, hấp dẫn, tác giả đã khắc họa hình ảnh sinh động của một đất nước luôn ẩn hiện dưới màn sương mờ ảo của thế giới tâm linh...

Một hành trình phiêu lưu, táo bạo nhưng đầy ý nghĩa và cũng thật tuyệt vời của Alexandra David-Neel - người phụ nữ da trắng đầu tiên đặt chân đến thánh địa Lhasa - năm 1923 - thành lũy thiêng liêng nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng.
Với những quan sát và nhận xét tinh tế, thông minh lẫn những cảm nhận không gian phương Đông huyền bí, hấp dẫn, tác giả đã khắc họa hình ảnh sinh động của một đất nước luôn ẩn hiện dưới màn sương mờ ảo của thế giới tâm linh.
Như một cuốn phim tư liệu đầy màu sắc, cuốn hút người đọc dõi theo suốt cuộc hành trình để có dịp sống trọn với những cảm giác mới lạ, kỳ thú.
"...Với trang bị là những khẩu súng trường và kính lục phân hiện đại, các nhà truyền giáo, cùng với quyển Thánh kinh (vốn hoàn toàn xa lạ đối với người Tây Tạng) trên tay, quyết chí trở thành những vị khách không mời mà đến, diễn cảnh chơi trò trốn tìm với các lực lượng biên phòng, trong một nỗ lực nhằm đến được Lhasa. Annie Taylor, Littledale và Susie Rijnhart chỉ là ba tay đua trong cuộc chạy đua bán chính thức này.
Vào năm 1904, cuộc chạy đua kết thúc, và người thắng cuộc thật sự chính là Sir Francis Younghusband, người đã băng ngang Tây Tạng để đến Lhasa cùng với một toán quân, bởi Ngài Cruzon tin rằng người Nga đã có mặt ở đó và đang giở trò ma mãnh gì đó (đối với đế quốc Anh). Hóa ra ông ta sai, những đổ vỡ thì cũng đã xảy ra rồi. Đồng bằng Guru cũng đã nhuốm màu của người dân Tây Tạng.
Do đó, vào lúc bà Alexandra David-Neel thực hiện chuyến hành trình đến Lhasa, khi ấy ít nhất cũng đã có hàng tá sĩ quan quân đội Anh, cùng với rất nhiều phóng viên có mặt ở đấy rồi. Họ đã chụp ảnh đủ mọi điều mà họ thấy được, và một số người - kể cả Younghusband nữa - còn viết sách về thành phố này. Vào năm 1920, bang giao giữa Anh và Tây Ban Nha đã trở nên khá thân thiết, đến độ Sir Charles Bell, viên chỉ huy trưởng biên phòng Ấn - Anh, còn được mời đến Lhasa làm khách danh dự của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Nhưng không có điều nào trong số đó có thể che mờ được thành tích của bà Alexandra David-Neel. Trường hợp của Sir Charles Bell, người về sau đã trở thành bạn thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc ngài sống lưu vong tại Ấn Độ, là một ngoại lệ hiếm hoi. Đối với bất kỳ ai khác cũng vậy, lúc ấy, Lhasa vẫn còn là một thành phố cấm địa. Những vị khách không mời mà đến vẫn mãi mãi không được chào đón, và nếu Alexandra mà không giỏi giả trang, hành trình bí mật của bà chắc chắn sẽ thất bại như những người đi trước..."