www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


CÁC BỘ CẢM BIẾN TRONG KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN

Tác giả: Lê Văn Doanh, Phạm Thượng Hàn, Nguyễn Văn Hòa, Võ Thạch Sơn, Đào Văn Tấn
Nhà xuất bản: Khoa học kỹ thuật
Giá bìa:73,000
Giá bán:73,000
Năm xuất bản: Quý IV / 2006

Nội dung cuốn sách Các bộ cảm biến trong kỹ thuật đo lường và điều khiển trình bày về kỹ thuật cảm biến như: nguyên nhân làm việc, cấu tạo, các đặc tính cơ bản, các mạch đo và ứng dụng của các bộ cảm biến trong các hệ thống đo lường - điều khiển.

Kỹ thuật đo lường - điều khiển hiện đại có bước phát triển nhảy vọt. Đó là nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết đo lường và điều khiển hiện đại với công cụ toán học và tin học. Quá trình tích hợp giữa các lĩnh vực này hình thành "tin học công nghệ", một lĩnh vực đa ngành trong đó kỹ thuật điện, điện tử, điều khiển, đo lường và tin hoc hoà trộn vào nhau cùng phát triển.
Các bộ cảm biến đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực đo lường và điều khiển. Chúng cảm nhận và đáp ứng theo các kích thích thường là các đại lượng không điện, chuyển đổi các đại lượng này thành các đại lượng không điện và truyền các thông tin về hệ thống đo lường điều khiển, giúp chúng ta nhận dạng, đánh giá và điều khiển mọi biến trạng thái của đối tượng.
Có thể ví vai trò của các bộ cảm biến đối với kỹ thuật đo lường và điều khiển giống như các giác quan đối với cơ thể sống.
Một số bộ cảm biến có cấu trúc tương đối đơn giản nhưng xu hướng chung ngày nay là triệt để khai thác các thành tựu của vật lý học hiện đại, của công nghệ mới trong điện tử và tin học, của lý thuyết điều khiển hiện đại, nhằm tạo nên các bộ cảm biến thông minh và linh hoạt. Đó là các bộ cảm biến đa chức năng, có thể lập trình, cho phép đo với độ nhạy và độ chính xác cao, có thể tự động thay đổi thang đo, tự động bù các ảnh hưởng của nhiễu, đo từ xa, tự động xử lý kết quả đo...
Các bộ cảm biến ngày nay được xem như một phần tử, được sản xuất hàng loạt và có mặt rộng rãi trên thị trường, bao gồm một chuyển đổi đo lường sơ cấp đặt trong vỏ bảo vệ, có hình dáng và kích thước phù hợp với đối tượng.
Các chuyển đổi đo lường sơ cấp hoạt động thuân theo các hiệu ứng vật lý. Độ nhạy và độ chính xác của các bộ cảm biến phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chuyển đổi của các hiện tượng vật lý.

MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương 1: Khái niệm cơ bản về các bộ cảm biến
Chương 2: Cảm biến quang
Chương 3: Sợi quang trong hệ thống cảm biến đo lường và điều khiển
Chương 4: Cảm biến nhiệt độ
Chương 5: Cảm biến vị trí và di chuyển
Chương 6: Cảm biến vận tốc và gia tốc
Chương 7: Cảm biến biến dạng
Chương 8: Cảm biến lực và ứng suất
Chương 9: Cảm biến đo lưu lượng và thể tích chất lỏng, khí và hơi
Chương 10: Cảm biến áp suất chất lưu
Chương 11: Cảm biến đo chân không
Chương 12: Cảm biến phát hiện và đo độ ẩm
Chương 13: Cảm biến điện hoá và y sinh
Chương 14: Cảm biến bức xạ hạt nhân
Chương 15: Cảm biến điện từ
Chương 16: Ứng dụng công nghiêp của tia hồng ngoại
Chương 17: Cảm biến thông minh.