www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


MỸ HỌC (Bìa cứng)

Tác giả: Heghen - Dịch giả: Phan Ngọc
Nhà xuất bản: Văn học
Giá bìa:150,000
Giá bán:150,000
Năm xuất bản: Quý II / 2005

Mỹ học còn có quan hệ khá mật thiết với các khoa học khác như văn hoá học, tâm lý học, chính trị học, xã hội học, giáo dục học, tôn giáo học … các quan hệ này dựa trên cơ sở chung là cùng nghiên cứu một đối tượng căn bản: đó chính là con người với các khía cạnh tinh tế và phức tạp của nó. Vì thế khi xem xét về bất cứ vấn đề gì, mỹ học không thể không quan tâm đến những nhận định của các khoa học xã hội và nhân văn khác về nó.

Là một khoa học triết học, mỹ học có quan hệ trước nhất với triết học, nó nhận thế giới quan, phương pháp luận từ triết học. Đối với các nghệ thuật học, tức là các khoa học nghiên cứu loại hình nghệ thuật cụ thể tương ứng, mỹ học lại cung cấp những nguyên lý phổ biến cho chúng. Ngược lại, các nghệ thuật học do bám sát thực tiễn sinh động, cung cấp cho mỹ học những tài liệu, dữ kiện trong loại hình nghệ thuật của mình cho mỹ học, từ đó mỹ học có thể khái quát được những xu hướng vận động và phát triển của đời sống văn hoá nghệ thuật xã hội. Những nhận định của mỹ học giúp cho triết học xây dựng bức tranh tổng thể bằng các quy luật về cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
Mỹ học còn có quan hệ khá mật thiết với các khoa học khác như văn hoá học, tâm lý học, chính trị học, xã hội học, giáo dục học, tôn giáo học … các quan hệ này dựa trên cơ sở chung là cùng nghiên cứu một đối tượng căn bản: đó chính là con người với các khía cạnh tinh tế và phức tạp của nó. Vì thế khi xem xét về bất cứ vấn đề gì, mỹ học không thể không quan tâm đến những nhận định của các khoa học xã hội và nhân văn khác về nó.
Mỹ học Mác – Lênin là một hệ thống tri thức hoàn chỉnh với ba mảng chính: lịch sử sự phát triển tư tưởng mỹ học, lý luận cơ bản và nghiên cứu mỹ học – triết học ngoài mácxít. Lịch sử tư tưởng mỹ học từ chỗ tìm “mối liên hệ giữa các thời đại” lý giải sự nảy sinh, phát triển và suy vong của các tư tưởng mỹ học cùng với việc dựng lại một cách căn bản các hệ thống lý luận cơ bản mới với đối tượng, các phạm trù, các nguyên lý mới. Trên cơ sở của các nguyên tắc đó mà đánh giá lại những mặt tích, những khía cạnh còn hạn chế của trường phái mỹ học trong lịch sử

MỤC LỤC
Dẫn luận
Sự xác lập phạm vi và sự bảo vệ mỹ học
Những phương thức nghiên cứu khoa học về cái đẹp và về sáng tác nghệ thuật
Khái niệm cái đẹp ở trong nghệ thuật
Sự phân chia
Phần thứ nhất: Ý niệm cái đẹp trong nghệ thuật hay lý tưởng
Lời mở đầu
Chương thứ nhất: Khái niệm về cái đẹp nói chung
Chương thứ hai: Cái đẹp trong tự nhiên
A. Cái đẹp trong tự nhiên với tgính chất của nó
B. Cái đẹp bên ngoài có hình thức trừu tượng và các đẹp của tài liệu cảm quan
C. Những thiếu sót của cái đẹp trong tự nhiên
Chương thứ ba: Cái đẹp trong nghệ thuật hay lý tưởng
A. Lý tưởng xét ở bản thân nó
B. Đặc tính của lý tưởng
C. Nghệ sỹ
Phần thứ 2: Sự phát triển của lý tưởng ở trong những hình thức đặc thù của cái đẹp nghệ thuật tượng trưng
Sự phát triển của lý tưởng ở trong những hình thức đặc thù của cái đẹp nghệ thuật tượng trưng
Lời mở đầu: Bàn về tượng trưng nói chung
I. Hình thức nghệ thuật tượng trưng
Chương thứ nhất: Tính tượng trưng không có ý thức
A. Sự thống nhất trực tiếp giữa ý nghĩa và hình thức
B. Chủ nghĩa tượng trưng quái đản
C. Chủ nghĩa tượng trưng quái đản
Chương thứ hai: Tính tượng trưng của cái trác tuyệt
A. Tính phiếm thần của nghệ thuật
B. Nghệ thuật của cái trác tuyệt
Chương thứ ba: Tính tượng trưng có ý nghĩa của hình thức nghệ thuật có tác dụng so sánh
A. Những so sánh xuất phát từ các hiện tượng bên ngoài
B. Các so sánh xuất phát từ ý nghĩa
C. Sự biến mất của hình thức nghệ thuật tượng trưng
II. Hình thức cổ điển của nghệ thuật
Lời nói đầu: Bàn về tính chất cổ điển nói chung
Chương thứ nhất: Quá trình hình thành hình thức cổ điển
Chương thứ hai: Lý tưởng của hình thức nghệ thuật cổ điển
Chương thứ ba: Sự tan rã của hình thức nghệ thuật cổ điển
III. Hình thức lãng mạn của nghệ thuật
Lời nói đầu: Bàn về tính lãng mạn nói chung
Chương thứ nhất: Lĩnh vực tôn giáo của nghệ thuật lãng mạn
Chương thứ hai: Chế độ hiệp sĩ
Chương thứ ba: Tính độc lập có tính hình thức của những điều đặc thù cá nhân
Phần thứ 3: Hệ thống các ngành nghệ thuật các nghệ thuật tạo hình: Kiến trúc, điêu khắc
Lời nói đầu
I. Kiến trúc
Lời nói đầu
Chương 1: Kiến trúc độc lập hay tượng hình
Chương 2: Kiến trúc cổ điển
Chương 3: Kiến trúc lãng mạn
II. Điêu khắc
Lời nói đầu
Chương thứ nhất:  Nội dung của điêu khắc thực sự
Chương thứ hai: Lý tưởng của điêu khắc
Chương thứ ba: Các phương thức thể hiện khác nhau, các loại chất liệu khác nhau và các giai đoạn phát triển lịch sử của điêu khắc
CÁC NGHỆ THUẬT LÃNG MẠN
Chương 1: Hội họa
Chương 2: Âm nhạc
Chương 3: Các nghệ thuật lãng mạn: Thơ
A. Tác phẩm thơ khác tác phẩm văn xuôi ở chỗ nào?
B. Cách biểu đạt nên thơ
C. Các thể loại thơ
Sử thi
Thơ trữ tình
Thơ của kịch