www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


TỰ HỌC TITLE MOTION VÀ ADOBE PREMIERE PRO BẰNG HÌNH ẢNH (Kèm 1 CD)

Tác giả: Phạm Phương Hoa - Phạm Quang Huy - Phạm Quang Huấn
Nhà xuất bản: Giao thông Vận tải
Giá bìa:75,000
Giá bán:75,000
Năm xuất bản: 2005

Cuốn sách gồm 2 phần: Phần 1: 10 bài tập thực hành với Adobe Premiere Pro: Lồng ghép chuyển cảnh, chữ chạy, ứng dụng các bộ lọc, hiệu chỉnh clips, chuyển động, trộn âm thanh, kỹ thuật ghép phim, thiết kế clip ảnh chuyển động, các thủ thuật tạo tạo hiệu ứng. Phần 2: 6 bài tập thực hành với Title Motion một chương trình hỗ trợ mạnh làm chuyển động các đối tượng với nhiều mẫu khác nhau. Sách trình bày dễ hiểu, học nhanh chóng qua 15 giờ thực hành.

Nội dung tài liệu này gồm 2 phần với 16 bài tập, chủ yếu trình bày cách sử dụng Adobe Premiere Pro và Title Motion qua các bài tập thực hành cách sử dụng các công cụ chức năng chính của 2 chương trình và phần Phụ lục “HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT TITLE MOTION 4.2” và “GIỚI THIỆU PLUG-INS FINAL AFTER EFFECT”.
PHẦN 1: BÀI TẬP THỰC HÀNH VỚI ADOBE PREMIERE PRO GỒM 10 BÀI TẬP
BÀI TẬP 1: SỬ DỤNG PHÉP CHUYỂN CẢNH
Trong kỹ thuật dựng phim một thao tác dựng hay sử dụng đó là lồng ghép vào những phép chuyển cảnh. Những chuyển cảnh này được ghép vào giữa 2 đoạn phim ngắn không liên tục có một chuyển cảnh giữa 2 đoạn phim này để tạo hiệu ứng làm đoạn phim sau không xuất hiện đột ngột. Với những chuyển cảnh được áp dụng từ đơn giản đến phức tạp sẽ giúp cho các đoạn phim như được liên kết với nhau từ những cảnh phim được cắt xén. Một điều quan trọng của việc sử dụng các phép chuyển cảnh là sử dụng hợp lý các chuyển cảnh vào những đoạn phim. Trong bài tập này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách ấn định thời lượng cho một clip ảnh, cũng như ấn định thời lượng cho đoạn chuyển cảnh.
BÀI TẬP 2: TỰ TẠO CHUYỂN CẢNH
Bài tập 2 giới thiệu một chuyển cảnh đơn giản nhưng nếu biết vận dụng các bạn sẽ tạo một chuyển cảnh bắt mắt. Với Adobe Premiere Pro các bạn có đủ công cụ sáng tạo. Sau khi thực hành xong bài tập này hãy tham khảo phần trình bày tóm tắt các chuyển cảnh có trong Adobe Premiere Pro
BÀI TẬP 3: CHẠY CHỮ TRONG PREMIERE PRO
Với bài tập 1 các bạn đã được làm quen với giao diện của Adobe Premiere Pro và một số hiệu ứng chuyển cảnh. Ngoài ra các bạn sẽ được biết thêm một vấn đề rất quan trọng trong những đoạn phim, những đoạn quảng cáo, làm đầu băng… đó là chương trình tạo chữ, tạo tiêu đề cho những đoạn phim đó. Có nhiều chương trình tạo chữ trong Premiere như chương trình Title Deko, Title Express. Bài tập này các bạn sẽ được làm quen với chương trình Adobe Title Designer một chương trình có sẵn trong Premiere Pro. Adobe Title Designer là một mục trong các thành phần của chương trình Adobe Premiere Pro. Công đoạn tạo tiêu đề cho một đề án là một công đoạn rất quan trọng, vì tiêu đề là phần không thể thiếu trong các đoạn phim. Tiêu đề phần nào nói lên ý nghĩa của đoạn phim trình chiếu. Thông qua bài tập này, chúng ta sẽ tìm hiểu được các chức năng cơ bản trong việc tạo tiêu đề và cách thức ghép một tiêu đề vào đề án đang thực hiện.
BÀI TẬP 4: ỨNG DỤNG CÁC BỘ LỌC
Khi thực hiện bộ lọc cho đoạn Clip hay ảnh tĩnh thì chúng ta đều nhằm vào mục đích chỉnh màu sắc trên hình ảnh và tạo thêm một số hiệu ứng lên phim. Adobe Premiere Pro cung cấp cho bạn một số lượng phong phú các bộ lọc giúp bạn làm biến dạng, làm nhoè, sắc nét, làm mịn…Bạn có thể áp dụng nhiều bộ lọc lên một Clip. Trước khi áp dụng một bộ lọc lên Clip bạn phải chọn Clip này trong cửa sổ Timeline. Tại một thời điểm, chỉ được phép chọn một Clip. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một bộ lọc lên nhiều Clip liên tiếp. Một bộ lọc áp dụng lên toàn bộ một Clip. Nếu muốn áp dụng lên một phần của Clip phải tách Clip, nhờ công cụ Razor at Current Time Indicator. Trong bài tập này chúng ta sẽ thực hiện cả 2 thao tác trên là áp dụng lên toàn Clip và tách các Clip này ra làm nhiều Clip khác.
BÀI TẬP 5: HIỆU CHỈNH CÁC CLIP
Trong những bài tập trước các bạn đã được làm quen với một số dạng hiệu ứng và chuyển cảnh trong Adobe Premiere Pro. Với bài tập này chúng ta sẽ tìm hiểu về các thao tác hiệu chỉnh các Clips trong cửa sổ Timeline.
BÀI TẬP 6: TẠO CHUYỂN ĐỘNG
Trong dựng phim, phần tạo chuyển động cho đoạn clip Video hay clip ảnh tĩnh là một bước cơ bản rất quan trọng. Nhằm giới thiệu những nhân vật trong phim hoặc những sản phẩm quảng cáo một cách tạo ấn tượng đối với người xem và cho đoạn phim thêm phần sinh động. Với bài tập này các bạn sẽ được biết rõ thêm về cách tạo chuyển động cho một Clip ảnh tĩnh và cách xử lý các clip ảnh sao cho khi xuất phim ra ta có những đoạn phim rõ và đẹp.
BÀI TẬP 7: TRỘN ÂM THANH
Cũng như các chương trình biên tập Video khác, ngoài việc xử lý hình ảnh, Premiere còn cung cấp những công cụ cùng các điều khiển được cài đặt sẵn cho sự chuyển đổi âm thanh hoặc xử lý âm thanh. Bạn có thể sử dụng Premiere Pro để hiệu chỉnh, thêm vào các hiệu ứng và trộn âm thanh trong cửa sổ Timeline. Có thể xếp từng lớp các rãnh và điều chỉnh các thiết đặt pan và gain trực tiếp bên trong cửa sổ Timeline, việc thực hiện các tính năng khác sẽ yêu cầu một bộ trộn âm thanh qui ước. Bạn có thể tạo thêm nhiều sức sống vào âm thanh bằng cách sử dụng các chức năng ghép âm thanh.
BÀI TẬP 8: KỸ THUẬT GHÉP PHIM
Ghép phim hoặc hình là một hiệu ứng rất hay được sử dụng trong thiết kế đồ hoạ cũng như trong xử lý phim ảnh. Hiệu ứng này dùng để ghép những cảnh phim, khi xem cứ ngỡ đó là những cảnh thật. Có nhiều cách để thực hiện kỹ thuật ghép phim, trong bài tập này các bạn sẽ được hướng dẫn cách sử dụng hiệu ứng Chroma Key dùng để ghép cảnh phim này vào cảnh phim kia.
BÀI TẬP 9: THIẾT KẾ CLIP ẢNH CHUYỂN ĐỘNG
Chúng ta thường thấy những clip phim với những khung hình tĩnh hay động trong đó và clip phim cứ di chuyển. Với Adobe Premiere Pro hay Adobe After Effect thì việc thiết kế một clip phim chuyển động khá dễ dàng. Chúng ta chỉ việc thiết kế một clip phim bằng các chương trình khác như Adobe Photoshop và sau đó nhập vào Adobe Premiere Pro hay Adobe After Effect để xử lý. Ở đây chúng ta sẽ thiết kế một clip phim chuyển động với Adobe Premiere Pro và với những khung hình tĩnh.
BÀI TẬP 10: CÁC THỦ THUẬT TẠO HIỆU ỨNG CHO TIÊU ĐỀ
Ở đây dùng từ thủ thuật tức là các cách làm rất đơn giản mà khi xem kết quả có thể nghĩ không ra được cách làm, quá khó thực hiện hay rất chậm. Nếu làm theo các thủ thuật này các bước sẽ trở nên đơn giản hơn. Tùy làmo các ý tưởng mà có thể tạo ra các thủ thuật hấp dẫn.
PHẦN 2: BÀI TẬP THỰC HÀNH VỚI TITLE MOTION
GỒM 6 BÀI TẬP
BÀI TẬP 11: TẠO TIÊU ĐỀ CHO CLIP VIDEO
Ngày có nhiều chương trình hỗ trợ việc dựng và làm kỹ xảo trên phim. Một trong các ứng dụng chủ được hỗ trợ bởi các hãng thứ 3 đó là Adobe Premiere Pro. Trong các chương trình đó có Title Motion. Một trong những chương trình tạo ra các Tiêu đề rất bắt mắt và làm cho đoạn Video Clip trở nên sinh động hơn. Bây tập này giúp bạn  làm quen với chương trình Title Motion.
BÀI TẬP 12: TẠO TIÊU ĐỀ VÀ XUẤT FILE
Bài tập này giúp bạn hiểu hơn về các công cụ trong Title Motion qua việc tạo một tiêu đề với các công cụ đó. Với Title Motion việc tạo tiêu đề và đỗ màu sẽ phong phú và dễ dàng so với các chương trình khác có chức năng tương tự. Sau khi tạo tiêu đề xong các bạn sẽ được hướng dẫn xuất file.
BÀI TẬP 13: HIỆU CHỈNH CÁC THUỘC TÍNH MÀU TRONG TIÊU ĐỀ
Trong quá trình tạo một đề án, ngoài việc áp dụng các hiệu ứng cho các clip ảnh hay hình động. Chúng ta cũng phải chú ý đến việc tạo một tiêu đề bắt mắt, vì tiêu đề thật sự đẹp sẽ làm cho người xem chú ý nhiều hơn nội dung. Phần chỉnh màu cho tiêu đề là hết sức quan trọng, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thay đổi các màu đặc biệt.
BÀI TẬP 14: HIỆU CHỈNH KEYFRAME VÀ ĐƯỜNG DI CHUYỂN
Đối vối một chương trình làm phim nào cũng vậy, việc hiệu chỉnh Keyframe là điều rất quan trọng. Nó quyết định đến việc cho phép chỉnh sửa cũng như tạo hiệu ứng tại Keyframe làm cho clip phim sinh động và bắt mắt hơn..
BÀI TẬP 15: SỬ DỤNG HIỆU ỨNG TRONG CG
Để tạo hiệu ứng lên các tiêu đề ta có thể chọn File > New >Inscriber TM Effect…và khai thác các hiệu ứng trong chức năng này.
BÀI TẬP 16: KHÁI QUÁT VỀ LOGO COMPOSE
Logo Compose một chức năng trong Title Motion hỗ trợ  ta vẽ các Logo bằng bút vệt màu. Đây là một ứng dụng thao tác ảnh trong phim được đánh giá cao cho phép tạo, chỉnh sửa, chấm sửa và bổ sung kênh alpha vào những ảnh bitmap, các file Logo Compose. Những công cụ trong Logo Compose giúp bạn hoàn thành những logo và hình ảnh dễ dàng. Với sự hỗ trợ của filter, bạn có thể tạo nhiều hiệu ứng nhanh và bắt mắt. Bạn có thể bổ sung thêm “nét sắc xảo” cho văn bản và clip ảnh nghệ thuật. Logo Compose còn giúp bạn tạo ra những kết cấu để sử dụng trong CG.                
Và cuối cùng là 2 Phụ lục
PHỤ LỤC A: CÀI ĐẶT TITLE MOTION
PHỤ LỤC B: GIỚI THIỆU SÁCH PLUG-INS FINAL AFTER EFFECT