www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


VĂN TÂM ĐIÊU LONG

Tác giả: Tác giả: Lưu Hiệp. - Dịch giả: Phan Ngọc
Nhà xuất bản: Lao động
Giá bìa:25,000
Giá bán:25,000
Năm xuất bản: Quý III / 2007

Tác phẩm viết xong vào khoảng 495-497, và tác giả đệ trình Thẩm Ước để được thẩm định. Ước cũng như Hiệp đều là những người rất thông thạo tiếng Sanskrit, lý thuyết âm vận học của Ước là xuất phát từ việc học tiếng Sanskrit mà đi đến chỗ phân tích ngữ âm Hán và chính vì tiếng Hán có thanh điệu mà tiếng Sanskrit không có, cho nên sự đối lập này khiến Ước trở thành vị thầy của âm vận học. Tuy Ước xem trọng tác phẩm của Hiệp, mà thiên Thanh luật trong tác phẩm lại không được Hiệp xem là điều chủ yếu của văn.

Tác phẩm viết xong vào khoảng 495-497, và tác giả đệ trình Thẩm Ước để được thẩm định. Ước cũng như Hiệp đều là những người rất thông thạo tiếng Sanskrit, lý thuyết âm vận học của Ước là xuất phát từ việc học tiếng Sanskrit mà đi đến chỗ phân tích ngữ âm Hán và chính vì tiếng Hán có thanh điệu mà tiếng Sanskrit không có, cho nên sự đối lập này khiến Ước trở thành vị thầy của âm vận học. Tuy Ước xem trọng tác phẩm của Hiệp, mà thiên Thanh luật trong tác phẩm lại không được Hiệp xem là điều chủ yếu của văn. Chính sự am hiểu về thanh luật đã thay đổi thơ Trung Hoa và thơ Đường sau này, do đó là chịu ảnh hưởng của thuyết thanh luật của Thẩm Ước, một lí thuyết gốc từ ngữ âm học Ấn Độ. Tuy Thái tử Chiêu Minh quý trọn Hiệp , nhưng quan điểm của Thái tử về văn lại khác uan điểm của Hiệp. Chiêu Minh Thái tử xem các sách kinh, sử, chư tử không thuộc văn học, trái lại Hiệp lại lấy nó làm nên tảng văn học. Do đó, ta thấy trong thời mình, tức thời Nam Bắc triều, tác phẩm của ông không có được sự đán giá xứng đáng với nó.
Sang đời Đường (705-907), lí thuyết thanh luật phát triển thành luật thi, cách lí giải văn học chấp nhận cả các kinh, sử, biền văn cũng như chư tử, tức là kiến giải của Lưu Hiệp được chấp nhận về đại thể. Nhưng các nhà văn hào đời Sơ Đường và Thịnh Đường như Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên, tuy chấp nhận các nguyên lí trong các thiên Nguyên đạo, Trưng thái, Tôn kính, nhưng Hàn Dũ chống lại biền văn cho nên các thiên như Thanh luật, đối ngẫu, từ táo lại không được các nhà cổ văn coi trọng. Phải đến thời Văn Đường, khi phong trào biển văn được thịnh hành, lúc đó tác phẩm của Hiệp mới được coi trọng một cách toàn diện. Nhưng sang đời Tống (960-1280), xu hướng chung của các nhà Nho là coi trọng đạo mà khinh văn cho nên tác phẩm ít được chú ý.