www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


CHU DỊCH DỊCH CHÚ (Bìa cứng)

Tác giả: Hoàng Thọ Kì, Trượng Thiện Văn - Dịch giả: Nguyễn Trung Thuần, Vương Mộng Bưu
Nhà xuất bản: Khoa học Xã hội
Giá bìa:122,000
Giá bán:122,000
Năm xuất bản: Quý II / 2

Ở vào thời hiện nay, chúng ta phải dựa trên cơ sở biện bác, phân tích mọi luận thuyết trước kia, phát hiện khai thác một cách khoa học giá trị chân chính của bộ trước tác triết học cổ điển này để đánh giá, xác định vị trí phải có của nó trong lịch sử triết học Trung Quốc và lịch sử văn hoá thế giới. Đương nhiên, trước hết cần phải lí giải một cách chính xác một loạt các vấn đề không thể tránh né khi nghiên cứu "dịch" học, như: quá trình sáng tác "chu dịch", bối cảnh thời đại, ý nghĩa của tên sách, ý lớn của kinh, truyện cho đến quá trình lịch sử của các hệ phái "dịch" học và, ngày nay nên áp dụng phương pháp nghiên cứu nào...

"Chu dịch" ở vị trí hàng đầu của "quần kinh", đây là bộ trước tác triết học cổ điển hết sức độc đáo ra đời sớm nhất và hiện còn truyền lại của Trung Quốc. Qua vẻ khác ngoài "bói toán" thần bí, bộ kì thư chói lọi hào quang tư tưởng đầy tính tượng trưng rất sâu sắc, rất huyền ảo chứa đựng trong đó một thứ triết lí thiên biến vạn hoá, hết sức uẩn súc, hết sức phong phú. Mọi người vừa tỏ ra ngưỡng mộ lại vừa thấy "xa lạ". Vì thế mà "người nhân thấy đạo gọi là nhân, người trí thấy đạo gọi là trí, trăm họ hàng ngày đều dùng đạo mà không biết". Cùng với tiến triển của lịch sử, kể từ khi Khổng Tử "đọc dịch khiến cho cái dây da buộc cái thẻ tre đứt ba lần", qua mỗi thời đại, nhận thức của các bậc học giả về "Chu Dịch" lại một sâu sắc thêm. Không thể kể hết được các trước thuật về "dịch" học đã xuất hiện, tuy nhiên, đồng thời cũng có rất nhiều những phán đoán rối rắm, các luận thuyết gán ghép khiên cưỡng nhiều đến nỗi làm người ta mắt hoa váng đầu, khiến cho tư tưởng của "Chu dịch" vốn thuộc về "huyền học" đã bị nhuốm hết lớp này đến lớp khác cái "sắc thái phụ gia" của sự "huyễn tưởng và kì tưởng". Thượng Bỉnh Hoà tiên sinh xúc động trước tình hình này, đã cảm khái mà than rằng : "chú giải dịch" nhiều quá, chú giải "dịch" khó quá, nếu chẳng phải là người có kiến giải chính xác và thấu triệt, nêu vấn đề lên để cùng nhau trao đổi chỗ đúng, chỗ sai, cùng nhau khảo đính điều được, điều mất thì những kẻ hậu học biết dựa vào đâu mà theo vậy?".
Ở vào thời hiện nay, chúng ta phải dựa trên cơ sở biện bác, phân tích mọi luận thuyết trước kia, phát hiện khai thác một cách khoa học giá trị chân chính của bộ trước tác triết học cổ điển này để đánh giá, xác định vị trí phải có của nó trong lịch sử triết học Trung Quốc và lịch sử văn hoá thế giới. Đương nhiên, trước hết cần phải lí giải một cách chính xác một loạt các vấn đề không thể tránh né khi nghiên cứu "dịch" học, như: quá trình sáng tác "chu dịch", bối cảnh thời đại, ý nghĩa của tên sách, ý lớn của kinh, truyện cho đến quá trình lịch sử của các hệ phái "dịch" học và, ngày nay nên áp dụng phương pháp nghiên cứu nào... các vấn đề này tuy đã được bàn tới rất nhiều nhưng phần lớn đều đưa đi đến nhất trí.
Mở "chu dịch" ra, cái đầu tiên ta thấy chính là phù hiệu của bát quái, phù hiệu của 64 quẻ cùng các lời quẻ, lời hào có liên quan chặt chẽ với những phù hiệu này. Đó chính là phần "Kinh" của "Chu Dịch".
Quá trình sáng tác phần "Kinh" của "Chu dịch" đại thể trải qua ba giai đoạn: khái niệm âm dương ra đời, bát quái được đặt ra, quẻ đồng thời soạn ra các lời quẻ lời hào.
Rất rõ ràng là bất kể là bát quái hay 64 quẻ đựơc đặt ra sau này, thì trước đó chúng cũng đều do hai âm dương ghép lại mà thành. Cho nên, nói đến việc sáng tác "Chu dịch", chúng ta không thể không bắt đầu tư hai loại phù hiệu cơ bản đó mà bàn. Sự hình thành của khái niệm "âm", "dương" là do những con người thời cổ thông qua "sự quan sát trực tiếp các hiện tượng mâu thuẫn của muôn vật trong vụ trụ và nên". "Trong khoảng trời đất mênh mông, không ngoài cái lí của một âm, một dương", trong con mắt của người xưa, trời đất nam nữ, ngày đêm, nóng lạnh, trên dưới, thắng thua..., hầu như tất cả mọi hiện tượng trong đời sống đều có những mâu thẫun phổ biến và đối lập nhau. Căn cứ vào sự quan sát trực cảm, thô sơ của mình, người xưa đã chia tách các sự vật với những sự thiên biến vạn hoá chằng chịt, phức tạp của chúng trong vũ trụ ra làm hai loại lớn am dương, đồng thời biểu thị chúng bằng hai loại phù hiệu: vật âm là "_ _", vật dương là "_". Tại sao lại dùng hai loại phù hiệu này để tượng trưng cho âm và dương?...

MỤC LỤC
Lời nói đầu
Những điều quan trọng khi đọc "Dịch"
Mấy lời về việc dịch chú
Quyển 1
Thượng kinh
Quẻ Càn thứ nhất
Quẻ Khôn thứ hai
Quỷa Truân thứ ba
Quẻ Mông thứ tư
Quyển 2
Quẻ Nhu thứ năm
Quẻ Tụng thứ sáu
Quẻ Sư thứ bảy
Quẻ Tị thứ tám
Quẻ Tiểu Súc thứ chín
Quẻ Lí thứ 10
Quẻ Thái thứ 11
Quẻ Bĩ thứ 12
Quyển 3
Quẻ Đồng Nhân thứ 13
Quẻ Đại Hữu thứ 14
Quẻ Khiêm thứ 15
Quẻ Dự thứ 16
Quẻ Tùy thứ 17
Quẻ Cổ thứ 18
Quẻ Lâm thứ 19
Quẻ Quán thứ 20
Quẻ Phệ Hạp thứ 21
Quẻ Bí thứ 22
Quyển 4
Quẻ Bác thứ 23
Quẻ Phục thứ 24
Quẻ Vô Sự thứ 25
Quẻ Đại Súc thứ 26
Quẻ Di thứ 27
Quẻ Đại Quá thứ 28
Quẻ Khảm thứ 29
Quẻ Lú thứ 30
Quyển 5
Hạ Kinh
Quẻ Hàm thứ 31
Quả Hằng thứ 32
Quẻ Độn thứ 33
Quẻ Đại Tráng thứ 34
Quẻ Tấn thứ 35
Quẻ Minh Di thứ 36
Quẻ Gia Nhân thứ 37
Quẻ Khuê thứ 38
Quyển 6
Quẻ Kiển thứ 39
Quẻ Giải thứ 40
Quẻ Tốn thứ 41
Quẻ Ích thứ 42
Quẻ Quái thứ 43
Quẻ Cấn thứ 44
Quẻ Tụy thứ 45
Quẻ Thăng thứ 46
Quyển 7
Quẻ Khốn thứ 47
Quẻ Tính thứ 48
Quẻ Cách thứ 49
Quẻ Đỉnh thứ 50
Quể Chấn thứ 51
Quẻ Cấn thứ 52
Quẻ Tiệm thứ 53
Quẻ Qui Muội thứ 54
Quyển 8
Quẻ Phong thứ 55
Quẻ Lữ thứ 56
Quẻ Tốn thứ 57
Quẻ Đoài thứ 58
Quể Hoán thứ 59
Quẻ Tiết thứ 60
Quẻ Trung Phi thứ 61
Quẻ Tiểu Quá thứ 62
Quể Kí Tế thứ 63
Quể Vị Tế thứ 64
Quyển 9
Hệ từ thượng truyện
Hệ từ hạ truyện
Quyển 10
Thuyết quái truyện
Tự quái truyện
Tạp quái truyện
Phụ lục - Thư mục trích dẫn chủ yếu