www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


HỘI LÀNG HÀ NỘI (Bìa cứng)

Tác giả: Lê Trung Vũ
Nhà xuất bản: Văn hóa - Thông tin
Giá bìa:182,000
Giá bán:182,000
Năm xuất bản: Quý IV / 2006

Một ưu điểm của sách là nhiều hiện tượng văn hóa đã được giải mã. Ví như quả cầu bằng gỗ, sơn đỏ trong hội làng Xuân Dục là biểu tượng của mặt trời. Vào cuộc người ta tranh nhau giành quả cầu ném vào hai hố cầu đào theo hướng đông và tây. Quả cầu được tranh đi cướp lại, là hình ảnh sự vận động biểu kiến của mặt trời, phản ánh tục thờ mặt trời, cầu ánh sáng, cũng là cầu mưa nắng thuận hòa cho nghề nông...

Từ năm 1997, PGS Lê Trung Vũ đề xuất ý tưởng viết một tập sách về lễ hội vùng ven sông Tô Lịch. Sau mở rộng ra vùng ven sông Nhị và cuối cùng là các hội làng ở nội - ngoại thành Hà Nội.
Lúc đầu chỉ có số ít hội viên Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội bấy giờ đang sinh sống ở vùng Bưởi tham gia, như Văn Hậu, Văn Sáu, Trần Đồng Quang, Vũ Kiêm Ninh. Nhưng lễ hội Hà Nội là một đề tài hay nên có sức cuốn hút. Sau khi bàn bạc, thống nhất đề cương và cách thể hiện, người ta thấy trong đội ngũ có cả Hoàng Lê ở Viện Hán- Nôm; Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Văn Phái ở phòng VHTT huyện Đông Anh; Đào Tố Uyên và Bạch Vân ở Sở VHTT; Lê Hồng Lý ở Viện Văn hóa, Nguyễn Hữu Thức ở Bộ VHTT…
Chuyện kể của người già kết hợp với tư liệu sử và các tài liệu lưu trữ, gần 100 lễ hội ở vùng Hà Nội đã được các tác giả tái hiện sinh động. Các bài viết được chuyển cho chủ biên là PGS Lê Trung Vũ. Ông Văn Hậu được cử làm thư ký biên tập. Năm 1998, sách “Lễ hội Thăng Long” đã được NXB Hà Nội in. Đó là lần đầu tiên các lễ hội tiêu biểu của Hà Nội được tập hợp khá quy mô trong một tập sách. Hai năm sau đó, sách được sửa chữa, bổ sung và năm 2001 đã được NXB Hà Nội in lần thứ hai. Sách 680 trang khổ 14,5 x 20,5 cm giới thiệu 113 lễ hội, in 1000 bản. Điều đáng nói, với số tiền nhuận bút của tập sách thì sau khi trang trải “hành chính phí”, mỗi người chỉ còn được lĩnh một khoản có tính tượng trưng. Những lần gặp mặt bàn việc sau đó không thấy ai nhắc tới chữ “tiền”, tất cả đều rất vui vì chính họ đã tạo được sân chơi trí tuệ thể hiện niềm đam mê với Hà Nội. Nhưng như người xưa nói, người có công giời chẳng phụ. Ngay sau khi sách tái bản,  Hội Văn nghệ Hà Nội đã chi ngay một khoản bồi dưỡng cho nhóm tác giả và cũng năm này, “Lễ hội Thăng Long” được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tặng giải thưởng.
Chưa thỏa mãn với những kết quả bước đầu, tiếp tục cách làm  khoa học, các tác giả hằng ngày vẫn cần mẫn đến các vùng sâu, vùng xa để tìm hiểu và viết cho đủ các hội làng còn lại. Người về làng Xuân Dục viết về hội cướp cầu, người đến Yên Phú viết hội thả chim bồ câu. Tháng 10-2006, sách Hội làng Hà Nội do NXB VHTT ấn hành đã ra mắt. Sách 1200 trang khổ lớn, 32 ảnh mầu minh họa, giới thiệu 200 hội ở khắp nội ngoại thành Hà Nội. Các tác giả đã giới thiệu toàn cảnh lễ hội Hà Nội, từ hội ở Thăng Long tứ trấn, hội trên đất Thập tam trại ở phía tây kinh thành, đến hội thánh “ Tứ bất tử ”’ ở Tàm Xá (Đông Anh) và ở Chử Xá (Gia Lâm). Các lễ hội in ở hai tập trước, một số chi tiết đã được chỉnh sửa, lại được bổ sung nhiều tư liệu mới. Ngoài ra trong số 87 hội lần đầu giới thiệu có hội thôn Thái Bình (xã Mai Lâm - Đông Anh) khảo tả chi tiết về di tích, thần tích và các nghi lễ rước xách diễn ra trên đất Thái Đường, quê hương của bà họ Phạm, thân mẫu vua Lý Thái Tổ.
Một ưu điểm của sách là nhiều hiện tượng văn hóa đã được giải mã. Ví như quả cầu bằng gỗ, sơn đỏ trong hội làng Xuân Dục là biểu tượng của mặt trời. Vào cuộc người ta tranh nhau giành quả cầu ném vào hai hố cầu đào theo hướng đông và tây. Quả cầu được tranh đi cướp lại, là hình ảnh sự vận động biểu kiến của mặt trời, phản ánh tục thờ mặt trời, cầu ánh sáng, cũng là cầu mưa nắng thuận hòa cho nghề nông.
Hội làng Hà Nội là nơi hội tụ tấm lòng của những người yêu Hà Nội. Đây chính là món quà quý của 16 tác giả là nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dâng lên ngày đại lễ mừng đất Thăng Long- Hà Nội 1000 tuổi.