www.xbook.com.vn
ĐT: - Email: info@xbook.com.vn
SIÊU THỊ SÁCH TRỰC TUYẾN XBOOK
ĐC: Số 46 ngõ 897 Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội


THƯ GỬI NHÀ BÁO TRẺ - Nghệ Thuật Của Sự Cố Vấn

Tác giả: Samuel G, Freedman - Dịch giả: Trịnh Thanh Thuỷ
Nhà xuất bản: Tri thức
Giá bìa:50,000
Giá bán:50,000
Năm xuất bản: Quý I / 2009

Không chỉ là những câu chuyện báo chí thú vị, cuốn sách Thư gửi nhà báo trẻ còn là những kinh nghiệm quý báu được đúc kết từ thực tế ba mươi năm sự nghiệp làm báo của Giáo sư Samuel G. Freedman. Cuốn sách thể hiện tình cảm chân thành của tác giả dành cho những người mới bước chân vào nghề làm báo.

Với hình thức nhỏ gọn, cách viết xúc tích, cuốn sách chứa đựng những kỹ năng cần thiết cho người làm báo. Nó chỉ ra cách tiếp cận các sự việc sao cho có thể phản ánh thông tin chính xác, nhiều chiều mà vẫn có thể vận dụng linh hoạt các con chữ… Nếu bạn đang là nhà báo trẻ, một phóng viên mới vào nghề tràn đầy nhiệt huyết thì việc có trong tay cuốn sách Thư gửi nhà báo trẻ sẽ là một kim chỉ nam cho sự nghiệp của bạn.

Không chỉ là những câu chuyện báo chí thú vị, cuốn sách Thư gửi nhà báo trẻ còn là những kinh nghiệm quý báu được đúc kết từ thực tế ba mươi năm sự nghiệp làm báo của Giáo sư Samuel G. Freedman. Cuốn sách thể hiện tình cảm chân thành của tác giả dành cho những người mới bước chân vào nghề làm báo.

Với hình thức nhỏ gọn, cách viết xúc tích, cuốn sách chứa đựng những kỹ năng cần thiết cho người làm báo. Nó chỉ ra cách tiếp cận các sự việc sao cho có thể phản ánh thông tin chính xác, nhiều chiều mà vẫn có thể vận dụng linh hoạt các con chữ… Nếu bạn đang là nhà báo trẻ, một phóng viên mới vào nghề tràn đầy nhiệt huyết thì việc có trong tay cuốn sách Thư gửi nhà báo trẻ sẽ là một kim chỉ nam cho sự nghiệp của bạn.

Nếu các bạn đang còn trẻ và có khát vọng trở thành một nhà báo nghiêm túc, hẳn các bạn sẽ tự hỏi nghề báo là những phẩm chất mà một nhà báo hiện đại cần phải có, làm thế nào để có thể trở thành một nhà báo của công chúng.
Câu trả lời theo Samuel G. Freedman, cựu phóng viên của tờ nhật báo New York Times, giảng viên bộ môn báo chí của Trường Đại học Báo chí Columbia, Mỹ sẽ là: Nghề báo chân chính là nghề chuyển đến đọc giả tất cả những thông tin về những diễn biến trong cuộc sống hằng ngày. Nghề báo là nghề mang đến cho độc giả những gì họ quan tâm, là nghề thể hiện được suy nghĩ cũng như những cảm nhận của độc giả. Samuel G. Freedman cũng hoàn toàn phản đối quan niệm sai lầm về nhà báo là người làm giàu trên sự phù phiếm, sự ngu dốt, sự cô đơn của con người, là người đã chiếm được lòng tin của con người nhưng lại phản bội lại niềm tin đó mà không hề cảm thấy hối hận.
Thế còn những phẩm chất mà một nhà báo cần phải có? Theo Samuel G. Freedman đó là khi bạn là nhà báo phải biết làm việc tích cực. Bạn phải là người chính trực. Bạn phải có khả năng đặt ra những câu hỏi xác đáng. Bạn phải biết lắng nghe mọi người. Bạn phải biết khởi đầu sự nghiệp của mình từ một công việc bình thường để học hỏi những kỹ năng trong nghề.
Qua những cuộc trò chuyện của tác giả với các nhà báo trẻ, chúng ta cũng sẽ biết được những thời khắc không thể nào quên của nền báo chí Mỹ, trong đó có những sự kiện liên quan đến cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Nick Ut, người đã chụp ảnh một bé gái Việt nam ở trên chạy trốn đợt ném bom na-pan của quân đội Mỹ đã đưa bé lên xe tới bệnh viện. Một phóng viên tự do chụp ảnh một đứa trẻ chập chững biết đi người Sudan gần một trạm phân phát lương thực đã không làm gì để giúp đứa trẻ hay một sinh viên báo chí đưa tin về những người lính cứu hoả sau vụ 11/9.
Thực trạng về nền báo chí hiện đại của Mỹ, những ảnh hưởng của các tập đoàn cũng như ranh giới mập mờ giữa sự thật và tuyên truyền cũng được tái hiện trong các cuộc trò chuyện giữa tác giả với các sinh viên, với các phóng viên khác và với các biên tập viên.
Các nhà báo trẻ, nếu như các bạn mới bước chân vào nghề và đang cần những lời khuyên bổ ích để có thể thành công trong nghề báo, cuốn sách này sẽ rất thiết thực cho các bạn. Những kinh nghiệm của tác giả trong việc viết lách, việc tường thuật và cũng như trong công tác giảng dạy cho phép ông có được nhiều các tiếp cận trong nghề báo và đưa ra những gợi ý cho những nhà báo trẻ mới bước chân vào nghề. Trong cuốn sách, các nhà báo trẻ cũng có thể tiếp cận các bước viết một bài báo trẻ cũng có thể tiếp cận các bước viết một bài báo như thế nào có hấp dẫn: khái niệm hoá, tường thuật, đề cương, tái tường thuật, viết nháp, xem lại. Và cụ thể công việc viết của người phóng viên sẽ là gì: "Khi người phóng viên đã xong việc thì nhà văn sẽ thế chỗ của người phóng viên đó. Và khi nhà văn đã xong việc thì đến lượt nhà biên tập sẽ thế chỗ nhà văn".
Hy vọng rằng những nhà báo trẻ đầy hoài bão có thể tìm thấy được nhiều điều thú vị trong cuốn sách này.
- "Theo Samuel G. Freedman, nghề báo là một sự thúc giục. Kinh nghiệm và dẫn chứng của ông minh chứng cho điều này. Thư gửi nhà báo trẻ là một cuốn sách gây xúc động mạnh mẽ, mang tính giáo dục bởi những lập luận sắc bén, những thông tin sinh động và phóng phú. Đây thực sự là một cuốn sách cần thiết cho chúng ta" – Adrean Nicole LeBlanc, Tác giả cuốn Random Family.
- "Thư gửi nhà báo trẻ là một cuốn sách vỡ lòng tuyệt vời và sâu sắc, một cuốn sách đầy ý nghĩa, cần thiết và là một niềm tin chắc chắn vào những giá trị chân chính của nghề báo" – David Halberstam, Tác giả cuốn The Education of a Coach.
- "Thư gửi nhà báo trẻ của Samuel G. Freedman thật là uyên thâm và chân thực trong việc miêu tả cái tốt, cái dở và cái xấu của nghề báo hiện đại. Một nghề nghiệp xua đuổi sự hời hợt của trái tim và thúc đẩy những người sinh ra để hiểu vị trí, mục đích cũng như sự cáo quý của nghề báo chân chính trong xã hội" – Walt Harring Ton, Tác giả cuốn Intimate Journalism, trưởng khoa Báo chí Trường Đại học Illinois.

Mục lục:
Lời tựa
Lời cảm ơn
Lời giới thiệu
Khí chất
Tường thuật
Viết
Nghề nghiệp
Lời kết: Thờ cúng tổ tiên
Tác phẩm trích dẫn.